Cầu Long Biên đang biến thành công trường sửa chữa quy mô lớn khiến cho người tham gia giao thông qua trục đường này rất vất vả. |
Hiện tượng tắc nghẽn kéo dài và trong nhiều giờ mỗi ngày xảy ra. Một người đi đường cho biết, anh phải mất hơn một giờ đồng hồ mới vượt qua được cây cầu hơn trăm tuổi này. |
Nhiều đoạn được quây tôn rào chắn để thi công an toàn, tránh bụi cho người đi đường. Do vậy lối đi chỉ còn vừa đủ một chiếc xe máy lách qua. |
Mặc dù có cầu Chương Dương song hành nhưng nhiều người vẫn có thói quen đi cầu Long Biên. |
Một người phụ nữ phải xuống dắt xe đi qua chướng ngại vật. |
Nhiều người cố tình đi ngược chiều cầu càng gây ùn tắc. |
Để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt và giao thông đô thị đến năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu lập dự án khôi phục cầu Long Biên theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, gia cố bảo đảm an toàn cầu, phục vụ vận tải đường sắt đến năm 2020. Giai đoạn 2, đầu tư khôi phục, cải tạo cầu Long Biên, phục vụ đường bộ đô thị, sau khi dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên – Ngọc Hồi) hoàn thành và đưa vào khai thác.
Do cầu xuống cấp nghiêm trọng nên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ sửa chữa, gia cố dầm, hai làn tránh xe, bọc vật liệu chống gỉ cho phần trụ… Tổng kinh phí sửa chữa gần 300 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước.