Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

'Choáng' với clip dạy kỹ năng trẻ em bị bịt mắt rồi khóc nức nở

Một đoạn clip ngắn đã quay lại quang cảnh một lớp học kỹ năng sống của các em nhỏ còn đang trong độ tuổi tiểu học. Điều đáng chú ý là tất cả các em đều được bịt mắt và đang khóc rất nức nở.

Trong những ngày qua, cộng đồng mạng xảy ra khá nhiều tranh cãi về chuyện sách kỹ năng sống dạy trẻ cấp 1 cười với cây cối trong nhà và đi trên thủy tinh để chứng tỏ lòng can đảm. Nhưng sau khi chứng kiến video sau, chắc hẳn nhiều người sẽ càng hoang mang và cảm thấy khó hiểu hơn về cái gọi là dạy kỹ năng sống cho trẻ em của các trung tâm.

Đoạn video dài khoảng 1 phút rưỡi, được cho là quay trong một lớp dạy kỹ năng sống. Xuất hiện trong video này là khoảng hơn 20 em học sinh bị bịt mắt, ngồi trên sàn nhà. Theo quan sát thì các em đang trong độ tuổi tiểu học, ngồi bó gối, khóc nức nở và lắng nghe một câu chuyện nói về việc chia ly giữa cha mẹ và con cái trên nền nhạc buồn thảm.

Quang cảnh lớp học kỹ năng sống. (Nguồn: Youtube)

Bằng giọng đọc truyền cảm, người kể truyện trong video này cất cao giọng: “Bố mẹ đừng bỏ con. Bố mẹ ơi đừng bỏ con. Nhưng bố mẹ lại không thể nào làm khác được. Kể từ ngày hôm nay, bố mẹ sẽ không ở bên con…”. Việc bịt mắt các em lại có thể là để trẻ tập trung hơn vào câu chuyện và không bị phân tâm bởi tác động bên ngoài.

Phía dưới, các em học sinh khóc nấc từng tiếng, có em thì tựa vào tường, có em nằm vật ra đất, đau buồn với đủ trạng thái khác nhau. Ngồi cùng với các em là một vài anh chị lớn mặc đồng phục màu xanh, có vẻ như là nhân viên của lớp học này. Phía cuối lớp có một số người lớn (chưa xác định được vai trò) đang ngồi trên ghế cao và theo dõi các em.

Sequence 02.01_03_51_12.Still071

Anh nhân viên này cũng buồn thảm gục đầu. (Ảnh chụp từ clip)

Sequence 02.01_03_17_18.Still069

Phía cuối lớp có một số người lớn. (Ảnh chụp từ clip)

Sequence 02.01_04_24_11.Still072

Các em vừa khóc vừa nằm ngồi la liệt. (Ảnh chụp từ clip)

Điều khiến người xem thắc mắc ở đây là không hiểu rằng ý tưởng và mục đích của lớp học kỹ năng sống này là gì. Việc khiến các em khóc lóc nức nở thông qua một câu chuyện buồn như thế này liệu có giúp ích gì cho sự phát triển tâm lý của các em chăng? Hay là người tập huấn hy vọng rằng trẻ sẽ yêu cha mẹ mình hơn khi tưởng tượng ra viễn cảnh họ không còn bên mình nữa.

Bạn Trương Nguyễn Xuân Quỳnh (nhân viên xã hội) đã nhận xét rằng: “Theo ý kiến cá nhân của mình, đây là phương pháp phản khoa học. Vì việc cho các em trải nghiệm cảm xúc là tốt, nhưng phải đi theo hướng tự nhiên. Với những em có tâm lý yếu, thì việc này sẽ là một trải nghiệm đau đớn với trẻ, và có thể phản tác dụng. Bản thân mình cũng là một người từng gặp chuyện như thế này, và mình đã bị ám ảnh một thời gian dài với suy nghĩ xoay quanh chuyện cha mẹ mình mất đi”.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa, kỹ năng sống là “khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”. Nói đơn giản, nó là tập hợp các kỹ năng giúp chúng ta xử lý các vấn đề và câu hỏi hàng ngày một cách linh hoạt và thích hợp.

Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.

Tại nhiều nước Tây Phương, giáo dục kỹ năng sống là một môn học không thể thiếu và rất được quan tâm. Các em sẽ được học cách đương đầu khó khăn, xử lý những mâu thuẫn hay bạo lực trong các mối quan hệ. Hoặc đơn giản hơn, nó chỉ là cách thức đương đầu cơ bản với những thiên tai hoặc tai nạn có thể xảy ra hàng ngày.

Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt, chia sẻ với Vnexpress: “hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị “lạm dụng” khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó”.

Theo Wikipedia, Vnexpress

 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất