Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Cặp vợ chồng 4 lần ‘tình phộc’ trong miếu lúc nửa đêm: 'Xong việc hôm sau mọi người vẫn chọc cười làm tôi ngại đỏ cả mặt'

Định Nguyễn Theo dõi Saostar trên google news

Là cặp vợ chồng chuẩn bị trải qua 4 lần được người dân tín nhiệm để thực hiện nghi thức “tình phộc”, anh Chử Đức Chiến và chị Huyền vẫn còn chút ngại ngùng, nhiều người trêu trọc anh chị ngại đỏ cả mặt.

Tối 15/2, hàng nghìn người dân quanh vùng và du khách thập phương đã về xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ để tận mắt chứng kiến lễ hội Trò Trám hay còn gọi là “Linh tinh tình phộc” diễn ra vào lúc nửa đêm (tức đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng Giêng Âm lịch).

Trong Lễ hội “Linh tinh tình phộc” năm nay, hai vợ chồng anh Chử Đức Chiến (41 tuổi) và chị Bùi Thị Thanh Huyền (29 tuổi) vẫn được người dân địa phương tín nhiệm để thực hiện nghi thức “tình phộc” trong Lễ Mật.

Trước đó, trong ba năm 2016, 2017, 2018 vợ chồng anh Chiến đều thực hiện nghi thức “tình phộc” trúng cả 3 lần và năm nay vợ chồng anh tiếp tục được dân làng tín nhiệm để thực hiện nghi thức trong lễ hội truyền thống tại quê hương.

Đây là năm thứ 4 vợ chồng anh Chiến tham gia thực hiện nghi thức “tình phộc”.

Đúng 0h, chủ từ sẽ làm lễ tế, bắt đầu buổi “Lễ Mật”. Hai linh vật bằng gỗ son tả bộ phận sinh sản nam nữ được đựng trong một chiếc hòm màu đỏ. Sau ba tiếng hô “Linh tinh tình phộc” của ông chủ tế, đôi nam nữ “phộc” dương vật - âm vật bằng gỗ vào nhau 3 lần. Nếu cả 3 lần đều trúng, năm đó cả làng may mắn, làm ăn phát đạt.

Sau đó, chủ lễ hô to “tháo khoán”, “tháo khoán”, “tháo khoán”, lúc này, vợ chồng anh Chiến mở cửa ra về. Trong nghi lễ Mật, người con trai cầm nõ (bộ phận sinh dục nam) bằng gỗ, to bằng cái dùi, sơn màu đỏ đâm thẳng vào cái nường (bộ phận sinh dục nữ, bằng gỗ, sơn đỏ).Với người dân nơi đây, nghi lễ Linh tinh tình phộc thường được trêu đùa là trò người lớn.

Vợ chồng anh Chiến trong lúc làm lễ trong miếu.

Chia sẻ với chúng tôi anh Chiến cho biết, do năm nay là năm thứ 4 anh và vợ được chọn làm “tình phộc” nên anh không còn ngại ngùng như những năm trước nữa. Cặp vợ chồng được lựa chọn thực hiện nghi lễ này phải là gia đình hạnh phúc, con cái khoẻ mạnh, có con trai, con gái và kinh tế khá giả.

Anh Chiến kể, năm nay vợ chồng từ chối không tham gia nhưng do không có ai đứng ra nhận công việc này, cộng thêm sự vận động của các cụ cao niên trong làng nên vợ chồng anh đành nhận lời.

Đúng 0h, sau tiếng hô “Linh tinh tình phộc” của ông chủ tế, vợ chồng anh Chiến đã hoàn thành nghi thức trong đêm tối.

Vợ chồng anh Chiến cảm giác ngại ngùng sau khi thực hiện nghi lễ.

Theo anh Chiến, năm nay lễ hội tại quê hương sẽ vui hơn năm ngoái vì miếu Trám đã được xây dựng lại khang trang hơn, vợ chồng anh vẫn đang hồi hộp để chờ đến giờ làm lễ.

Theo chị Huyền, dù đã làm mấy năm nhưng hiện chị vẫn còn khá ngại ngùng. Chị Huyền kể, sang năm vợ chồng chị dự định sẽ sinh con nên chắc chắn không thực hiện nghi lễ này. Sau khi sinh con xong nếu vẫn được dân làng tín nhiệm vợ chồng anh vẫn sẽ vui vẻ nhận lời.

Chị Huyền cho biết, bản thân còn khá e ngại dù đã nhiều lần thực hiện nghi thức này.

“Dù làm nhiều lần nhưng bản thân tôi vẫn còn khá ngại ngùng, nhất là sau khi làm xong mở cửa ra dân làng mọi người cười chọc ghê lắm. Đến ngày hôm sau đi chợ hay ra khỏi nhà vẫn bị mọi người chọc, tôi ngại đỏ cả mặt.

Năm nay chúng tôi cũng đã chuẩn bị, tập luyện mấy ngày, vì năm ngoái tình phộc 3 lần mà chỉ trúng được hai lần. Thực hiện nghi lễ này, tôi thấy cả năm vợ chồng làm ăn khá suôn sẻ, dù không được giàu có nhưng cũng được vừa ý mình mong muốn”, chị Huyền vui vẻ nói.

Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, hiện đang được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Các nhà văn hóa cũng đánh giá đây là “lễ hội đáng quý”, mang đậm tính dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993.

Tuy nhiên, nếu là “người ngoài làng” hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực… sẽ thấy lễ hội có phần “dung tục”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Định Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất
Cơ hội cho Hoa hậu Ý Nhi
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?