Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Các Giáo sư được tăng cường làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế

Định Nguyễn Theo dõi Saostar trên google news

Bộ Y tế đã cử 6 bác sỹ chuyên khoa giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong điều trị COVID-19 từ Bệnh viện nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện trường Đại học Y Hà Nội tăng cường cho Bệnh viện Trung ương Huế.

Là bệnh viện tuyến cuối ở khu vực miền Trung, Bệnh viện Trung ương Huế đang cấp cứu điều trị cho 12 bệnh nhân nặng từ Bệnh viện Đà Nẵng chuyển ra. Các bệnh nhân này được chẩn đoán mắc COVID-19, kèm theo nhiều bệnh nền như ung thư, rung nhĩ; suy tim; suy thận giai đoạn cuối đã chạy thân chu kỳ trong nhiều năm, sức đề kháng kém.

Từ những ngày đầu sau khi dịch bệnh bùng phát trở lại, Bộ Y tế đã cử 6 bác sỹ chuyên khoa giỏi về Hồi sức cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm có nhiều kinh nghiệm trong điều trị COVID-19 từ Bệnh viện nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện trường Đại học Y Hà Nội tăng cường cho Bệnh viện Trung ương Huế. Bệnh viện đã huy động các bác sỹ chuyên khoa giỏi, có kinh nghiệm phối hợp với các chuyên gia từ Hà Nội vào để cứu chữa bệnh nhân. 

Các Giáo sư được tăng cường làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế Ảnh 1
Các Giáo sư được tăng cường làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế

Trước diễn biến khó tiên lượng và trở nặng nhanh của một số bệnh nhân, với tinh thần huy động mọi nguồn lực để cứu chữa người bệnh, hạn chế thấp nhất người bệnh tử vong, quyết tâm đẩy lùi và chiến thắng đại dich, chiều 13/8, Bộ Y tế đã cử thêm GS.TS Nguyễn Gia Bình - Tổ trưởng Tổ hội chẩn, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng; GS.TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y tế Hà Nội vào Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, nơi tập trung nhiều các ca bệnh nặng của đợt dịch bùng phát trở lại này để cùng các chuyên gia, tiếp tục nâng cao năng lực cấp cứu điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân có tiên lượng rất nặng.

Ngay sau khi vào Huế, chiều tối 13/8, các Giáo sư đã thảo luận với Ban giám đốc bệnh viện và các bác sỹ trực tiếp theo dõi, điều trị cấp cứu bệnh nhân để nắm bắt tình hình diễn biến của các bệnh nhân, tình hình nhân lực, kỹ năng chăm sóc, cấp cứu người bệnh. 

Các Giáo sư cũng rất quan tâm thu thập thông tinh về tình hình trang thiết bị y tế, dụng cụ phòng hộ cá nhân, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm bệnh cho nhân viên y tế, cách bố trí buồng phòng, tình trạng sức khỏe và tâm lý của đội ngũ cán bộ y tế đã tham gia cấp cứu cho người bệnh gần 20 ngày liên tục mà chưa được về nhà.

Ngày 14/8, sau bữa ăn sáng vội vàng, các Giáo sư đã cấp tốc đến bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 20 km về phía Bắc để kịp tham gia giao ban đầu giờ sáng cùng các đồng nghiệp. Với các thông tin đã nắm bắt từ buổi tối hôm trước, các Giáo sư bắt tay ngay vào quan sát kỹ hình ảnh bệnh nhân và các thông số theo dõi chức năng sống của bênh nhân như nhịp tim, huyết áp, độ bão hòa oxy trong máu… được truyền trực tiếp từ buồng bệnh ra màn hình lớn đặt tại phòng hành chính của Trung tâm. Lật từng trang bệnh án, xem xét kỹ bệnh sử, các thông tin được mô tả trong bệnh án như các dấu hiệu lâm sàng , kết quả xét nghiệm, chụp tim phổi, chẩn đoán và việc áp dụng phương pháp điều trị theo phác đồ Bộ Y tế đã ban hành. 

Tiếp đó các Giáo sư đã thảo luận, hội chẩn trực tiếp từng ca bệnh và nhận định: Bệnh viện đã nỗ lực cứu chữa người bệnh, áp dụng, thực hiện đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có diễn biến trở nặng nhanh, trong đó có một số bệnh nhân đã tử vong là do bệnh nhân đã mắc nhiều bệnh nền nan y trong thời gian dài, suy kiệt, sức đề kháng kém. Việc các bệnh nhân nhiễm thêm COVID-19 đã làm tăng mức độ nặng của bệnh dẫn đến nguy cơ tử vong cao. 

Các Giáo sư được tăng cường làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế Ảnh 2

Các Giáo sư cũng đề nghị bệnh viện và các kíp trực cần nỗ lực hơn nữa, tổ chức theo dõi sát bệnh nhân, chỉ cần một chút mất cảnh giác là có thể gây hậu quả khó lường. Cần tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế trong theo dõi, điều trị cấp cứu người bệnh trong đó quan tâm đến công tác chống nhiễm khuẩn, mở thông thoáng các cửa, đặt quạt gió ở hành lang thồi gió theo một chiều. Chú ý chăm sóc toàn diện, đủ dinh dưỡng cho người bệnh.

Làm việc với Khoa cấp cứu hồi sức nơi điều trị tích cực cho các bệnh nhân không mắc COVID-19 , các Giáo sư khuyến cáo và dặn dò chu đáo lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo Khoa và cán bộ y tế của khoa cần lưu ý thực hiện kiểm soát, sàng lọc, cách ly tốt để tránh lây nhiễm cho bệnh nhân, vì các bệnh nhân này đang rất nặng, nếu nhiễm thêm COVID-19 thì nguy cơ tử vong trở bệnh nặng và dẫn đến tử vong rất cao.

Các Giáo sư cũng không quên đề nghị Bệnh viện cần có chế độ chính sách khuyến khích, động viên kịp thời cho nhân viên y tế. Ngoài chế độ theo quy định về phòng chống dịch của nhà nước, cần bổ sung thêm khẩu phần ăn, nước uống, sữa, quan tâm chăm lo về đời sống tinh thần cho cán bộ y tế, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Định Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất