Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Bộ ảnh 'Bông hồng cài áo - những lời con muốn nói'

Nhân dịp lễ Vu Lan, Saostar thực hiện một bộ ảnh với chủ đề "Bông hồng cái áo" với mong muốn nhắc lại những kỷ niệm về người mẹ thân yêu và truyền đi những thông điệp ý nghĩa về tình mẫu tử.

“Một bông hồng cho em, một bông hồng cho anh, và một bông hồng cho những ai, cho những ai đang còn mẹ…” xin được mượn lời ca khúc Bông hồng cài áo của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ để mở đầu cho bộ ảnh mà nhóm phóng viên của Saostar thực hiện dành riêng cho mùa lễ Vu Lan sắp đến.

Công việc tất bật, vòng quay cuộc sống vội vã đôi khi cuốn chúng ta đi ra xa những miền yêu thương thiêng liêng. Hãy để những lo toan lại phía sau, cùng ngừng lại một vài giây phút để nhớ về người mẹ kính yêu, để cảm nhận rằng những cử chỉ quan tâm của ta dù rất nhỏ nhưng cũng đủ làm mẹ hạnh phúc vô bờ bến.

“ Có một câu chuyện mà cô luôn nhớ mãi. Hôm nọ, anh trai của cô năm nay đã trên 50 tuổi sang nhà cô chơi, đến tận khuya anh mới về. Lúc anh về cô để ý thấy mẹ cứ ngồi trầm ngâm, để ý thì cô nghe mẹ cứ nói nhỏ nhỏ trong miệng vẻ rất lo lắng rằng: -	Về khuya thế này thể nào thằng bé cũng tắm nước lạnh cho xem. Lúc đó cô cứ tưởng mẹ đang nói mấy đứa cháu nên cô hỏi lại: -	Thằng bé nào thế hả mẹ ? Mẹ cô trả lời: -	Thì anh của con đấy chứ ai. Em thấy đấy, dù chúng ta có lớn thế nào thì trong mắt mẹ, chúng ta vẫn mãi là những đứa trẻ cần được quan tâm, cần được chăm sóc. Tình thương của mẹ dành cho con cái là không bao giờ vơi đi mà chỉ ngày càng sâu đậm.” Thạc sĩ Trịnh Anh Nguyên, sinh năm 1973, hiện là giảng viên trường đại học Luật TP.HCM.

Thạc sĩ Trịnh Anh Nguyên, sinh năm 1973, hiện là giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM.

“Có một câu chuyện mà cô luôn nhớ mãi. Hôm nọ, anh trai của cô năm nay đã trên 50 tuổi sang nhà cô chơi, đến tận khuya anh mới về. Lúc anh về cô để ý thấy mẹ cứ ngồi trầm ngâm, để ý thì cô nghe mẹ cứ nói nhỏ nhỏ trong miệng vẻ rất lo lắng:

    Về khuya thế này thể nào thằng bé cũng tắm nước lạnh cho xem.

Lúc đó cô cứ tưởng mẹ đang nói mấy đứa cháu nên cô hỏi lại:

    Thằng bé nào hả mẹ ?

Mẹ cô trả lời:

    Thì anh của con chứ ai.

Em thấy đó, dù chúng ta có lớn thế nào thì trong mắt mẹ chúng ta vẫn mãi là những đứa trẻ cần được quan tâm, cần được chăm sóc. Tình thương của mẹ dành cho con cái là không bao giờ vơi đi mà chỉ ngày càng sâu đậm”.

“Anh lên thành phố làm cũng mấy năm nay rồi, cả năm mới được về nhà một lần. Lúc nào nhớ mẹ anh lại gọi điện thoại về hỏi thăm, nhưng anh không giỏi thể hiện cảm xúc, chỉ hỏi mẹ có khỏe không ? Ở quê hàng quán buôn bán ổn không ? Mong ước lớn nhất của anh bây giờ là làm được nhiều tiền để có thể về quê sửa nhà cho mẹ, ngôi nhà đã cũ lắm rồi.” Anh Huỳnh Tuấn Hải, sinh năm 1989, hiện làm bảo vệ cho một công ty.

Anh Huỳnh Tuấn Hải, sinh năm 1989, hiện làm bảo vệ cho một công ty.

“Anh lên thành phố làm cũng mấy năm nay rồi, cả năm mới được về nhà một lần. Lúc nào nhớ mẹ anh lại gọi điện thoại về hỏi thăm, nhưng anh không giỏi thể hiện cảm xúc, chỉ hỏi mẹ có khỏe không ? Ở quê hàng quán buôn bán ổn không?

Mong ước lớn nhất của anh bây giờ là làm được nhiều tiền để có thể về quê sửa nhà cho mẹ, ngôi nhà đã cũ lắm rồi”.

“Mẹ cô mất lâu rồi, chỉ nhớ là ngày xưa nước mình còn chiến tranh, lúc đó cực khổ lắm, miếng ăn lo từng ngày, nhiều khi mẹ đâu có thời gian nhiều dành cho con cái. Nhưng cô không giận mẹ, hoàn cảnh nó vậy mà. Nhớ những bữa không có nhiều cơm, mẹ cô lại ăn khoai để dành cơm cho các con. Giờ chỉ ước ngày xưa lúc mẹ còn sống có thể lo lắng cho mẹ nhiều hơn, cho mẹ những bữa ăn đầy đủ hơn.” Cô Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1951, hiện đang làm nghề bán hàng rong.

Cô Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1951, hiện đang làm nghề bán hàng rong.

“Mẹ cô mất lâu rồi, chỉ nhớ là ngày xưa nước mình còn chiến tranh, lúc đó cực khổ lắm, miếng ăn lo từng ngày, nhiều khi mẹ đâu có thời gian nhiều dành cho con cái. Nhưng cô không giận mẹ, hoàn cảnh nó vậy mà. Nhớ những bữa không có nhiều cơm, mẹ cô lại ăn khoai để dành cơm cho các con. Giờ chỉ ước ngày xưa lúc mẹ còn sống có thể lo lắng cho mẹ nhiều hơn, cho mẹ những bữa ăn đầy đủ hơn”.

“Từ lúc lập gia đình chú chưa lo cho mẹ được ngày nào, may có bà chị hai chăm sóc mẹ. Nhiều khi thấy mình có lỗi lắm. Nhưng chú là trụ cột gia đình, phải lo cho vợ cho con, mà cái nghề này bấp bênh đâu có kiếm được nhiều tiền. Giờ chỉ mong có được cái nghề nào đó ổn định hơn để có thể đỡ đần chị hai lo cho mẹ, dù chỉ ít thôi, nhưng để tròn cái chữ hiếu.” Chú Võ Văn Hòa, sinh năm 1967, hiện đang làm nghề lái xe ôm.

Chú Võ Văn Hòa, sinh năm 1967, hiện đang làm nghề lái xe ôm.

“Từ lúc lập gia đình chú chưa lo cho mẹ được ngày nào, may có bà chị hai chăm sóc mẹ. Nhiều khi thấy mình có lỗi lắm. Nhưng chú là trụ cột gia đình, phải lo cho vợ cho con, mà cái nghề này bấp bênh đâu có kiếm được nhiều tiền. Giờ chỉ mong có được cái nghề nào đó ổn định hơn để có thể đỡ đần chị hai lo cho mẹ, dù chỉ ít thôi, nhưng để tròn cái chữ hiếu”.

“Mẹ cô bị tai biến 4 năm nay rồi, bây giờ ăn uống đi lại cũng khó khăn lắm. Con cái đứa nào cũng khổ, lo kinh tế từng ngày đâu có thời gian quan tâm hay trò chuyện với mẹ được, nên mẹ cũng hay tủi thân. Cô luôn thu xếp để chăm sóc cho mẹ thật chu đáo. Cô cũng hay đi chùa để cầu cho mẹ được mạnh khỏe sống với con cháu.” Cô Hồ Thị Quyền, sinh 1957, hiện làm nghề bán báo dạo.

Cô Hồ Thị Quyền, sinh 1957, hiện làm nghề bán báo dạo.

“Mẹ cô bị tai biến 4 năm nay rồi, bây giờ ăn uống đi lại cũng khó khăn lắm. Con cái đứa nào cũng khổ, lo kinh tế từng ngày đâu có nhiều thời gian quan tâm hay trò chuyện với mẹ được, nên mẹ cũng hay tủi thân. Cô luôn thu xếp để chăm sóc cho mẹ thật chu đáo mỗi khi có thời gian. Cô cũng hay đi chùa để cầu cho mẹ được mạnh khỏe sống với con cháu”.

“Mẹ anh lúc nào cũng lo lắng cho công việc và cuộc sống của anh trên thành phố. Anh thì lại không hay thể hiện tình cảm ra ngoài, mỗi lần gọi về nhà cũng chỉ nhiêu đó lời hỏi thăm, anh chưa bao giờ nói với mẹ rằng: “con thương mẹ” hay “ con nhớ mẹ”, nhưng anh tin mẹ cảm nhận được những tình cảm của anh dành cho gia đình. Anh nghĩ rằng điều làm mẹ hạnh phúc nhất bây giờ là anh thành công trong cuộc sống.” Anh Đinh Phước Thiện, sinh năm 1991, hiện là một Đoàn viên thanh niên.

Anh Đinh Phước Thiện, sinh năm 1991, hiện là một Đoàn viên thanh niên.

“Mẹ anh lúc nào cũng lo lắng cho công việc và cuộc sống của anh trên thành phố. Anh thì lại không hay thể hiện tình cảm ra ngoài, mỗi lần gọi về nhà cũng chỉ nhiêu đó lời hỏi thăm, anh chưa bao giờ nói với mẹ rằng: “con thương mẹ” hay “con nhớ mẹ”, nhưng anh tin mẹ cảm nhận được những tình cảm của anh dành cho gia đình. Anh nghĩ rằng điều làm mẹ hạnh phúc nhất bây giờ là anh thành công trong cuộc sống”.

“Chị thì không giỏi giang gì đặc biệt, nhưng với má, chị luôn là niềm hãnh diện để khoe với mọi người. Đôi lúc chị cũng buồn vì đã không học thật tốt để má có thể vui hơn. Má đã đi khi chưa kịp nhìn thấy đứa con gái mà má hết lòng yêu thương trưởng thành trong cuộc sống. Nên điều mong muốn lớn nhất của chị là có thể thành công trong công việc, để dù đã sang thế giới bên kia thì má vẫn luôn hãnh diện về con gái của má.” Chị Trương Thị Minh Loan, sinh năm 1989, hiện là nhân viên văn phòng.

Chị Trương Thị Minh Loan, sinh năm 1989, hiện là nhân viên văn phòng.

“Chị thì không giỏi giang gì đặc biệt, nhưng với má – chị luôn là niềm hãnh diện để khoe với mọi người. Đôi lúc chị cũng buồn vì đã không học thật tốt để má có thể vui hơn. Má đã đi khi chưa kịp nhìn thấy đứa con gái mà má hết lòng yêu thương trưởng thành trong cuộc sống. Nên điều mong muốn lớn nhất của chị là có thể thành công trong công việc, để dù đã sang thế giới bên kia thì má vẫn luôn hãnh diện về con gái của mình”.

Lễ vu lan là lễ gì ạ ! -	Không ai nói cho em biết về ngày lễ vu lan à ? -	Dạ không ! -	Ngày lễ vu lan là ngày để con cái tưởng nhớ về công ơn sinh thành dưỡng dục của đấng sinh thành. Vậy kỷ niệm nào mà em nhớ nhất về mẹ của mình không ? -	Dạ có, mẹ em dẫn em đi chơi ở Vũng Tàu, còn dẫn em đi tắm biển nữa, vui lắm. -	Em có hay tâm sự với mẹ không ? -	Dạ có, em còn nói : ‘con thương mẹ nhiều lắm’ nữa ! Bé Trịnh Minh Thuận, 12 tuổi, hiện là học sinh trường THCS Lê Quý Đôn (Q7).

Bé Trịnh Minh Thuận, 12 tuổi, hiện là học sinh trường THCS Lê Quý Đôn (Q7).

– Lễ Vu Lan là lễ gì ạ !

– Em không biết về ngày lễ Vu Lan à ?

– Dạ không !

– Ngày lễ Vu Lan là ngày để con cái tưởng nhớ về công ơn sinh thành dưỡng dục của đấng sinh thành. Vậy kỷ niệm nào mà em nhớ nhất về mẹ của mình?

– Dạ có, kỷ niệm em nhớ nhất là lần mẹ em dẫn em đi chơi ở Vũng Tàu, còn dẫn em đi tắm biển nữa, vui lắm.

– Em có hay tâm sự với mẹ không ?

– Dạ có, em còn nói : “con thương mẹ nhiều lắm” nữa!

“Hồi còn nhỏ, mẹ lo cho cô từng chút một, từ việc đi học, tới việc ăn ngủ, nhưng sau này lớn lên có gia đình có con cái, cô lại không chăm sóc mẹ ân cần được như vậy. Nước mặt chảy xuôi mà cháu. Giờ gia đình cô khá hơn trước, nhưng mẹ cô lại qua đời rồi, cô lên chùa để làm công quả, ngày ngày cô cầu mong Đức Phật từ bi sẽ phù hộ cho mẹ cô được bình an dưới suối vàng.” Cô Bùi Thị Ngọc Mai, sinh năm 1958, hiện là phật tử tại chùa Giác Huệ.

Cô Bùi Thị Ngọc Mai, sinh năm 1958, hiện là phật tử tại chùa Giác Huệ.

“Hồi còn nhỏ, mẹ lo cho cô từng chút một, từ việc đi học, tới việc ăn ngủ, nhưng sau này lớn lên có gia đình có con cái, cô lại không chăm sóc mẹ ân cần được như vậy. Nước mặt chảy xuôi mà cháu. Giờ gia đình cô khá hơn trước, nhưng mẹ cô lại qua đời rồi, cô lên chùa để làm công quả, ngày ngày cô cầu mong Đức Phật từ bi sẽ phù hộ cho mẹ cô được bình an dưới suối vàng”.

“Ba bỏ đi từ lúc em còn rất nhỏ, mẹ em đã vất vả rất nhiều để nuôi em lớn. Em vẫn nhớ mãi hình ảnh mẹ ngồi bên cửa sổ miệt mài với chiếc máy may, mỗi bộ đồ mẹ chỉ thu được mười mấy ngàn, nhưng số tiền ít ỏi đó đã nuôi sống mẹ, em và bà ngoại qua những ngày cơ cực. Mẹ em mất năm cũng hơn 3 năm rồi, em vẫn chưa làm được gì cho mẹ và điều làm em ray rứt nhất là em chưa từng nói với mẹ rằng : Mẹ ơi !con thương mẹ.” Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1994, hiện là sinh viên trường đại học Luật TP.HCM.

Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1994, hiện là sinh viên trường Đại học Luật TP.HCM.

“Ba bỏ đi từ lúc em còn rất nhỏ, mẹ em đã vất vả rất nhiều để nuôi em lớn. Em vẫn nhớ mãi hình ảnh mẹ ngồi bên cửa sổ miệt mài với chiếc máy may, mỗi bộ đồ mẹ chỉ thu được mười mấy ngàn, nhưng số tiền ít ỏi đó đã nuôi sống mẹ, em và bà ngoại qua những ngày cơ cực. Mẹ em mất cũng hơn 3 năm rồi, ngày đó em những tưởng đã không vượt qua nổi, nhưng nghĩ đến việc mẹ sẽ buồn lắm nếu biết em không cố gắng sống thật tốt, thế nên em phải luôn phấn đấu để mẹ tự hào về con trai của mẹ . Điều khiến em ray rứt nhất là em chưa kịp nói với mẹ rằng : “Mẹ ơi !con thương mẹ.”

Sẽ không còn hạnh phúc nào bằng khi ta có mẹ bên đời, dù đi đâu về đâu hãy mãi mang trong tim mình những đóa hoa tươi thắm, những đóa hoa dịu dàng, ân cần như vòng tay mẹ suốt đời ôm ta vào lòng.

Cảm ơn tất cả những người mẹ đã luôn tần tảo sớm hôm nuôi dạy chúng ta khôn lớn. Dẫu biết sẽ còn nhiều ngại ngùng trong việc thể hiện tình cảm với mẹ, nhưng hãy mạnh dạn đến bên mẹ và nói với mẹ những lời yêu thương mà từ lâu chưa nói.

“Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn…”.

(trích bài thơ Mẹ – tác giả: Bùi Trung Quân)

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm