Để ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã lập chốt kiểm tra, đóng hai cửa ra vào, sử dụng cả phòng khám dã chiến container nếu có ca nghi ngờ.
Ngày 7/4, tại Bệnh viện phụ sản Trung ương, lực lượng y tế của bệnh viện này đã lập chốt kiểm tra thân nhiệt của các bệnh nhân vào khám bệnh. Phía bệnh viện đã đóng 2 cửa, chỉ giữ lại cửa đi từ phố Tràng Thi (Hà Nội).
Theo đó, bệnh nhân vào đây đều phải rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế xem có đi từ vùng dịch, có khám ở viện Bạch Mai trong tháng 3 và có khám ở viện phụ sản Hà Nội trong mấy ngày vừa qua hay không.
Tất cả mọi người khi đến khám, đi cùng người bệnh đều phải khử khuẩn đồ dùng cá nhân, đo thân nhiệt và khai báo y tế trước khi được phân luồng đến khám tại các khoa, phòng chuyên môn.
Những người đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương được kiểm tra thân nhiệt, khai báo dịch tễ, nếu có nghi ngờ sẽ được bố trí khám riêng biệt tại phòng khám dã chiến container.
Phòng khám dã chiến container được Bệnh viện Phụ sản Trung ương lập nên ngay từ sau Tết Nguyên đán, khi Việt Nam ghi nhận những ca mắc COVID-19 đầu tiên. Tuy nhiên, 2 tuần trở lại đây, phòng khám mới hoạt động liên tục, với khoảng trên 10 thai phụ từ vùng dịch tễ COVID-19 đến khám mỗi ngày.
Lực lượng an ninh làm việc hết công suất đảm bảo lối đi lại của các bệnh nhân không bị ùn ứ. Theo phía bệnh viện, việc thành lập tổ công tác kiểm tra y tế trước cổng được thực hiện vào ngày 1/4. Tổ kiểm tra này sẽ hoạt động cả ngày lẫn đêm, kiểm tra tất cả các thai phụ và bệnh nhân khi đến khám.
Bệnh nhân và thai phụ đến khám đều được phát mũ chống giọt bắn ngăn ngừa COVID-19. Sau khi thăm khám xong, bệnh nhân phải trả lại để người tiếp theo dùng.
Nhân viên y tế làm thủ tục thăm khám cho người bệnh tại khu vực ra vào đều trang bị đầy đủ bảo hộ theo quy định. Các khu vực khám, điều trị riêng, khu vệ sinh công cộng, khu vực ngồi chờ khám tại bệnh viện luôn được khử khuẩn thường xuyên để đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ.
Phía bệnh viện đã trang bị trang thiết bị y tế, máy móc tốt nhất, bác sĩ khám có trình độ tốt nhất để khám, thai dõi cho các thai phụ. Ekip làm việc tại đây được bảo hộ như tiếp xúc với một ca mắc COVID-19 thông thường, để vừa có thể chăm sóc thai phụ tốt nhất, vừa đảm bảo phòng nguy cơ lây nhiễm.
PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, nhóm thai phụ đến từ vùng dịch tễ COVID-19, từng đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 10-28/3; những người đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương kiểm tra thân nhiệt, khai báo dịch tễ có nghi ngờ sẽ được bố trí khám riêng biệt tại phòng khám dã chiến.
Theo ông Cường, bệnh viện xác định đây là đối tượng được ưu tiên nhất, nên đã trang bị trang thiết bị y tế, máy móc tốt nhất, bác sĩ khám có trình độ tốt nhất để khám, thai dõi cho các thai phụ. Ekip làm việc tại đây được bảo hộ như tiếp xúc với một ca mắc COVID-19 thông thường, để vừa có thể chăm sóc thai phụ tốt nhất, vừa đảm bảo phòng nguy cơ lây nhiễm.
Ngoài khu vực khám riêng tại phòng dã chiến này, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng lập khu nội trú riêng cho các ca bệnh nghi ngờ này. Các khu vực khám, điều trị riêng, khu vệ sinh công cộng, khu vực ngồi chờ khám tại bệnh viện luôn được khử khuẩn thường xuyên để đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ. Trong trường hợp bệnh nhân được khẳng định dương tính virus SARS-CoV-2, bệnh nhân sẽ được chuyển sang bệnh viện đa khoa Đức Giang theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trước đó, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Nguyễn Duy Ánh cho biết ngày 4/4 vừa qua ông Q.Q.T. (ở Mê Linh, hiện là bệnh nhân COVID-19 số 243) đã đưa người thân đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám bệnh. Trong phiếu sàng lọc nguy cơ, do bệnh nhân không thông báo rõ tiền sử từng đến Bệnh viện Bạch Mai, nên được đi cùng chăm sóc người thân như người thân của các bệnh nhân bình thường.
Tuy nhiên, đến ngày 6/4, bệnh nhân 243 có thông báo xác nhận dương tính với COVID-19 và cơ quan chức năng đã thông báo cho Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ông Ánh cho biết bệnh nhân 243 có điền phiếu sàng lọc, nhưng thời điểm bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai đã quá 14 ngày (từ ngày 12/3) nên bệnh nhân tích vào ô “không”.
Đến ngày 5/3, bệnh nhân có quay lại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, do đó số nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân đông hơn.
Ngày 6/4, sau khi đưa toàn bộ 16 người có tiếp xúc (F1) với bệnh nhân 243 và người tiếp xúc với F1 đi cách ly tại cơ sở 2 của bệnh viện, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã cho lấy mẫu toàn bộ, kể cả người thân của bệnh nhân 243 hiện vẫn đang nằm viện, để xét nghiệm. Trường hợp âm tính, những người diện F1 vẫn phải cách ly tập trung đủ 14 ngày. F2 sẽ cách ly tại nhà.