Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

300.000 nô lệ trẻ em ở Haiti, cuộc sống không có ánh sáng của những đứa trẻ khốn khổ

Bán và gửi con đến những gia đình khá giả để mong con có miếng cơm và cơ hội được học hành. Thế nhưng đằng sau những "gia đình nhận nuôi trẻ" lại là một nơi đày đoạ những đứa trẻ không khác gì nô lệ, nơi mà chúng không nhìn thấy ánh sáng, không nhìn thấy tương lai.

Nhắc đến Haiti, chắc hẳn nhiều người biết đến hòn đảo này gắn với những thiên tai như bão lũ, động đất, sạt lở đất, sóng thần,… Đây là quốc đảo trong vùng biển Caribean gắn liền với hai đặc trưng: “nguy hiểm” và “đói nghèo”.

Trong tình trạng xã hội đầy những bất ổn, cả quốc gia đang gặp khó khăn, điều kiện sống của người dân không đủ đáp ứng để có thể ổn định nơi ở, cuộc sống nay đây mai đó.

Đến người lớn còn ăn ko đủ no, áo không đủ mặc, chứ chưa nói đến những đứa trẻ. Những đứa trẻ phải tự bươn chải, tự lo kiếm sống. Nếu để chúng tiếp tục tự mình sống, không những không có cái ăn, mà ngay cả cơ hội đi học cũng không có, cuộc sống quanh quẩn trong nghèo đói.

Do vậy, trong nỗi tuyệt vọng, rất nhiều bậc cha mẹ để tạo điều kiện cho con mình có cơ hội đến trường, buộc phải đưa con tới những gia đình khá giả để làm công cho họ rồi đổi lấy cơ hội ăn và học.

Bởi đây không phải là chế độ nộ lệ truyền thống, không phải mua bán hay chiếm đóng. Do vậy mà những hành vi như thế vẫn được cho qua, vẫn được coi là “nhận nuôi”. Nhóm lao động trẻ em đó được gọi là “restaveks”, có nghĩa là những người bị bỏ rơi,…

Nhiều người nghĩ rằng những đứa trẻ có chỗ ăn chỗ ở, vừa được ăn no mặc ấm, vừa được họ hành. Nhưng đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, còn sự thực thì không hề dễ dàng và đẹp đẽ như vậy.

Dù không xuất thân từ gia đình nghèo khổ, nhưng nếu cha mẹ mất sớm, những đứa trẻ cũng sớm phải trở thành những “restaveks” . Sau khi tới gia đình được gửi nuôi, không một ai còn quan tâm đến tình hình của chúng. Những đứa trẻ may mắn sẽ có được chỗ dựa tốt, có cơ hội để học tập. Nhưng phần lớn sau khi được gửi đi, các em bị “chủ nuôi” sai khiến, lạm dụng và thậm chí tấn công tình dục, việc đi học là một điều chỉ có trong tưởng tượng.

Sau khi tới “nhà mới” , những đứa trẻ gần như phải làm tât cả các công việc trong nhà, cọ rửa nhà vệ sinh, bưng trà rót nước, chăm sóc những đứa con của chủ, hoàn toàn trở thành người hầu của gia đình đó. Những người “chủ nuôi” chỉ hứa suông cho chúng đi học, không những không trả cho chúng một xu mà còn bị lạm dụng đánh đập.

Trong mắt “chủ nuôi”, những đứa trẻ có địa vị thấp kém không khác gì nô lệ, họ không coi những đứa trẻ này như một thành viên trong gia đình, không được chung phòng. Làm nô lệ, việc ăn uống cũng bị phân biệt đối xử, “chủ nuôi” không cho phép những đứa trẻ được ăn ở trên bàn mà chỉ được ăn trên sàn nhà. Nơi để ngủ cũng chỉ là nhà kho ẩm thấp cùng với chiếc “giường” duy nhất là một một miếng vải rách để co ro mỗi đêm.

Mỗi ngày, khoảng 4, 5 giờ sáng có thể dễ dàng nhìn thấy một số đứa trẻ thức dậy và bắt đầu làm việc trên đường phố, những cơ thể nhỏ bé phải oằn mình vác những vật nặng. Có lúc, để lấy nước, chúng phải mang theo một xô vào các giếng gần đó, sau đó mang xách chiếc xô đầy nước trở về. Một ngày, chúng có thể phải chạy tới mấy chuyến như vậy.

Mỗi phút trong nhà chủ, đều phải cẩn trọng trong từng hành động. Nếu chỉ gây ra một lỗi lầm nhỏ làm “chủ nhà” phật ý là sẽ bị buộc tội, rồi bị lạm dụng, thậm chí bị bỏ đói và bị đánh đập,…

Đáng sợ nhất là nhiều bé gái trong những gia đình nhận nuôi bị người chủ tấn công tình dục, làm cho mang thai, hơn 2/3 trong số những bé gái làm nô lệ đã bị tấn công tình dục.

Sau khi những người chủ thấy những bé gái mang thai, phần lớn là bị đuổi đi, mặc kệ sống chết. Sau khi sinh con, những bé gái còn nhỏ không đủ khả năng để nuôi dưỡng con mình, và lại bán hoặc gửi con cho những gia đình khá giả khác, số phận lại lặp đi lặp lại như một vòng luẩn quẩn.

Nhưng như đã nói, Haiti không có khả năng để giải quyết vấn đề cho những đứa trẻ này, cộng với việc nhận nuôi như vậy không giống như chế độ nô lệ theo nghĩa truyền thống, do vậy, rất nhiều người lợi dụng việc này để lạm dụng lao động trẻ em một cách bừa bãi,

Ngày nay, ở Haiti có gần 300.000 lao động trẻ em bất hợp pháp, hầu hết những đứa trẻ trong đó đều đang phải đối mặt với một tình cảnh tương tự. Muốn thay đổi tình trạng này trong thời gian ngắn không phải đơn giản, bởi nó không chỉ là vì nền kinh tế của đất nước, mà còn là vì tư tưởng và văn hóa cũng đang là một cái ách nặng nề.

Cách duy nhất để những đứa trẻ thoát khỏi tình trạng hiện tại là chạy trốn trở về nhà riêng, những đứa trẻ mồ côi cha mẹ thì sẽ chạy đến nơi khác hoặc chờ cho đến sau 15 tuổi mới có cơ hội được “chủ nuôi” thả ra.

Mặc dù có rất nhiều người dân lo ngại về tình trạng của trẻ em Haiti, e rằng tình trạng sử dụng “lao động trẻ em” còn tiếp tục trong một thời gian dài. Nhưng muốn điều đó biến mất không phải có thể thực hiện trong một chốc một lát. Tuy nhiên, vẫn rất cần sự giúp đỡ của các tổ chức liên quan để những đứa trẻ có thể thoát khỏi cảnh nô lệ càng sớm càng tốt, cho dù chỉ một tia hy vọng, để các em có một tuổi thơ tự do hạnh phúc.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thủy Cận

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual