Người mẫu - Hoa hậu

Trang phục dân tộc cho Hoàng Thùy tại Miss Universe 2019: Sáng tạo phải đi đôi với tính khả thi

Văn Thao
Chia sẻ

Cuộc thi tìm kiếm trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2019 chính thức quay trở lại với nhiều thiết kế độc đáo và sáng tạo.

Sau thành công của Nàng Mây và dấu ấn độc đáo về thiết kế Bánh Mỳ tại Hoa hậu Hoàn vũ, năm nay BTC cuộc thi tìm kiếm Trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2019 chính thức được lên sóng. Với việc nhá hàng một số bản vẽ của các NTK trẻ không chỉ tạo hiệu ứng truyền thông mà ở đó khán giả Việt còn tận mắt chứng kiến một số “đứa con tinh thần” bước ra từ hoạt động lao động sản xuất, danh lam thắng cảnh được đưa vào lăng kính thời trang một cách thú vị.

Suốt hành trình dài với việc các NTK tên tuổi như Thuận Việt, Đức Hùng “tung hỏa mù” quốc tế bằng những bộ áo dài cách tân xen kẽ phá cách để làm mới bộ “quốc phục” của linh hồn Việt. Từng ấy năm trôi qua, sau khi nhận một số ý kiến cho rằng áo dài đã không còn mới lạ, áo dài quá an toàn… để Việt Nam tạo được tiếng vang cần phải có một số đột phá mới lạ. Để chiều lòng fans bên cạnh việc tạo ra một sân chơi mà ở đó các bạn trẻ được thỏa sức “nô đùa” với thời trang thì kể từ năm 2016 đại diện Việt Nam khoác lên mình những bộ trang phục dân tộc “không phải áo dài” như: Nàng Mây, Bánh Mỳ.

Giải mã bài toán câu chuyện về bản vẽ
bước ra đời thường trong từng mẫu thiết kế

Trong số các bản vẽ được chính thức bắt tay vào trùng tu, thêm da thêm thịt thì chỉ có Nàng Mây là nhận được phản hồi tuyệt đối tích cực về việc bản vẽ đạt đến độ chính xác của sự tiệm cận hoàn hảo so với mẫu thiết kế ban đầu. Thực tế cho thấy việc liên tiếp các mẫu thiết kế đồ sộ được “son phấn” gửi đến BTC nếu chỉ nhìn trên bản phác thảo thì rất “cảm hứng” và được đặt cọc sẽ làm nên chuyện. Còn nhớ tại năm 2017 trong số 6 tiết mục được chọn để giành lấy tấm vé theo chân H'hen Niê sang Thái Lan chinh chiến sau khi hoàn thành và trình làng thì ý kiến về việc xa rời bản gốc được đặt ra.

Câu chuyện từ bản vẽ đi ra sản phẩm đời thực… còn là cả một câu chuyện.

Khán giả vẫn hi vọng nhiều hơn ở một tác phẩm tuyệt vời như Phố Cổ, năm đó thậm chí nhiều “chuyên gia” còn đặt cược Phố Cổ sẽ về đích trong chặng đua nước rút vì câu chuyện văn hóa về một Hội An hoa lệ xuyên qua nhiều nền văn hóa khác nhau. Cho đến khi ra khâu hoàn thành thì có vẻ nó bị “kệnh” thậm chí là một bản sao không hoàn chỉnh như ban đầu. Điều này không thể tránh khỏi vì đơn giản cha đẻ của các tác phẩm này đang còn rất trẻ, thậm chí họ là những anh chàng, cô nàng sinh viên mang trong mình máu yêu nghệ thuật qua lăng kính của từng bức hình tạo khối thì việc “nặn” ra một bộ trang phục dân tộc mang tinh hoa, linh hồn Việt không phải là ngày một ngày đôi (chưa kể việc kinh phí). Không chỉ thế, cộng đồng yêu mến Phố Cổ năm đó còn tạo ra một làn sóng “tô son điểm phấn” cho nàng Phố bằng nhiều hoạt tiết lên đèn, đan xen hình ảnh về một phố Hội lên đèn về đêm.

Thậm chí, tác phẩm Bánh Mỳ mà H'hen Niê diện tại Miss Universe 2018 nếu so với bản gốc nó cũng đánh mất đi vẻ cá tính nhưng lại rất dung dị như ban đầu.

Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, thiết kế Bánh Mỳ đã biến tấu với những hình tượng khác nhau.

Bỏ qua việc kinh phí để hoàn thành tác phẩm so với khả năng của một NTK trẻ thì câu chuyện đưa ẩm thực vào thời trang có phải là một chiếc áo quá rộng hay không? Như cha đẻ của thiết kế Bánh Mỳ từng chia sẻ anh từng đau đầu và loay hoay trong việc kĩ thuật in ấn, in đi in lại rất nhiều lần cho ra chiếc bánh mì trên nền vải lụa và phẩm màu (mặc dù có sự hỗ trợ đắc lực từ BTC).

Hoa đăng sắc Việt chính là câu trả lời cho cho việc đồng ý sự sáng tạo của các NTK trẻ nhưng phải mang tính khả thi khi ra sản phẩm thật.

Một mùa giải mới lại đến, cuộc đua thời trang lại bắt đầu. Mặc dù chưa chính thức trình làng đầy đủ tất cả các tác phẩm nhưng thông qua hình ảnh mới nhất, một số bộ phận khán giả vẫn đang đoái hoài về câu chuyện mặt trái của truyền thông khi liên tục réo gọi những tác phẩm được cho là độc đáo và phá cách khi nó đang ở trong “file sketch” không chỉ mang ẩm thực bánh mỳ vào bản vẽ mà ý tưởng về cà phê đường phố, tòa nhà landmark 81 đã lộ diện.

Tác phẩm Cafe phin sữa đá đang nhận được rất nhiều lời kêu gọi vì tính độc đáo khi đang nằm ở bản phác thảo. Vậy làm thế nào để mang hình ảnh tách cà phê nhỏ giọt lên sân khấu biểu diễn khi công cụ để ra lò là vải và thủ thuật in màu (Ảnh trang chủ BTC Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam).

Công bằng mà nói đây là một tác phẩm đẹp nếu chỉ xét trên phương diện ý tưởng. Khán giả nhớ lại câu chuyện liệu Bản sắc Tây Nguyên có phải là một Phố Cổ thứ 2 hay không, đặc biệt liên hồn nhà rông là họa tiết công phu khi ra thành phẩm chính thức (Ảnh BTC Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam).

Và câu chuyện “cởi trói” cho sáng tạo phải song hành với tính thiết thực và khả thi

Cho đến nay, những tranh cãi xung quanh việc nên chọn cái gì để làm trang phục dân tộc Việt Nam vẫn chưa có hồi kết. Sẽ đến một lúc nào đó, công chúng trong nước lẫn quốc tế sẽ ngán ngẩm với chiếc áo dài mà năm nào Việt Nam cũng ra mắt bạn bè trên thế giới. Thế nên, cần phải có một sự thay đổi quyết liệt trong những kiểu trang phục dân tộc. Cũng đã có rất nhiều người đẹp giành được vị trí cao trong phần thi này bởi những bộ trang phục lấy ý tưởng từ một hình ảnh đặc trưng của đất nước họ, chứ không hẳn là cách tân quốc phục. Có thể nhận thấy đại diện của mỗi quốc gia thường chỉ chọn một hình ảnh tiêu biểu của đất nước để đưa vào trang phục. Chẳng hạn như tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2015, hoa hậu Thái Lan gây ấn tượng mạnh khi khoác lên mình chiếc váy lấy cảm hứng từ xe tuk tuk.

Đồng ý với quan điểm nên “cởi trói” khái niệm để mở bung mọi rào cản hạn chế sự sáng tạo. Nhưng ở đó vẫn phải đề cao công đoạn ra lò để khán giả có cái nhìn thiết thực hơn trên cuộc đua đòi hỏi tính công bằng và uy tín như tai sân chơi Tìm kiếm trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe. Vì hơn tất cả trang phục dân tộc không chỉ thể hiện ở bản vẽ hoặc bản phác thảo.

Chia sẻ

Bài viết

Văn Thao

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất