Mới đây, người mẫu Trang Trần gây chú ý với khoảnh khắc cùng con gái cưng - bé Kiến Lửa đi ngắm pháo bông. Tuy nhiên, theo như chia sẻ của cựu người mẫu thì hai mẹ con phải di chuyển đến một nơi khác gọi là “khu nhà giàu” thì mới có thể ngắm nhìn rõ ràng.
Trên trang cá nhân, Trang Trần chia sẻ: “Đi xem bắn pháo hoa khu dân cư nhà giàu, họ mua về bắn đó. Mình khu ổ chuột nên mình xem ké”. Ngoài ra, Trang Trần còn tiết lộ khu nhà giàu ở đây thích bắn pháo hoa lúc nào thì bắn lúc nấy, mỗi lần như vậy đều tốn khoảng trăm nghìn đô.
Thế nhưng, điều cư dân mạng đặc biệt quan tâm lại chính câu nói “khu ổ chuột” của Trang Trần. Nhiều người không giấu nổi sự ngỡ ngàng khi Trang Trần thừa nhận nơi gia đình đang sống là khu ổ chuột. Bởi từ ngày đầu đặt chân đến đất Mỹ, cựu người mẫu đều thể hiện rằng bản thân đang có điều kiện sống tốt và sung sướng tại đây.
Tuy nhiên, một bộ phận khác giả lại không tin việc gia đình Trang Trần đang sống trong khu ổ chuột. Bởi thông qua những gì Trang Trần chia sẻ trên trang cá nhân, thì điều kiện sống của cô không hề tồi tệ đến mức ấy. Thậm chí, nó còn được đánh giá là tốt hơn so với nhiều gia đình khác tại Mỹ.
Không ít ý kiến cho rằng, việc Trang Trần cố tình gọi nơi mình sống là "khu ổ chuột" vì muốn đá xoáy những anti-fan luôn soi mói, miệt thị cuộc sống của cô tại Mỹ. "Chắc chị Trang chỉ đang nói xỏ anti mà thôi". "Chị Trang cứ hay đùa, điều kiện như chị thì làm sao ở khu ổ chuột được". "Thừa nhận luôn cho tụi anti không còn đường châm biếm"... Cư dân mạng bình luận.
Giữa tháng 12/2023, Trang Trần đưa con gái 9 tuổi sang Mỹ định cư. Thời gian đầu, cô chủ yếu quanh quẩn trong nhà, duy trì bán hàng online kết hợp điều hành quán bún đậu từ xa. Trang Trần thừa nhận cuộc sống tuy có mệt mỏi, nhưng săn sàng chấp nhận để con gái có môi trường học tập tốt.
Trang Trần sống cùng gia đình chồng ở tiểu bang Tennessee, Đông Nam nước Mỹ. Căn nhà hai lầu được ông xã mua từ 3 năm trước có sân vườn, gara ôtô và không gian bài trí đơn giản.
Vì không có bằng cấp cộng vốn tiếng Anh hạn chế, Trang Trần rất khó xin việc ổn định tại Mỹ. Những ngày đầu, cô phải mưu sinh bằng các công việc như lao công, bưng phở, cắt cỏ, nấu cỗ thuê đôi khi thù lao chỉ vỏn vẹn 20 đô/ngày. Đến thời điểm hiện tại, Trang Trần vẫn chưa thông thạo tiếng Anh, muốn giao tiếp cô phải nhờ phần mềm dịch ngôn ngữ hỗ trợ, hoặc nhờ con gái Kiến Lửa phiên dịch giúp.