2018 chắc chắn sẽ trở thành một năm đáng nhớ trong lịch sử LGBTI+ với những bước ngoặt làm thay đổi cuộc sống của cộng đồng ở nhiều khía cạnh.
Ấn Độ chính thức loại bỏ hình sự hoá đồng tính ra khỏi luật pháp
Vào trưa ngày 06/09/2018, Toà án Tối cao Ấn Độ đã chính thức xoá bỏ việc hình sự hoá đồng tính khỏi luật pháp của đất nước này. Đây thật sự là một bước ngoặt lớn của cộng đồng LGBTI+ khi đã thành công trong việc lật đổ những “tàn dư” của thực dân Anh còn sót lại hơn 100 năm nay.
Quyết định mang tính lịch sử này không chỉ giải phóng 1,3 tỷ người khỏi chốn lao tù khắc nghiệt mà còn thổi bùng ngọn lửa vào hàng triệu con tim để cùng đứng lên và tiếp tục đấu tranh. Niềm hi vọng này đã từ Ấn Độ mà lan toả ra đến các nước lân cận như Singapore và đến những quốc gia xa hơn như Kenya.
Những quốc gia - khu vực đầu tiên tổ chức diễu hành Tự hào
Lần đầu tiên, hàng ngàn lá cờ lục sắc đã cùng nhau tung bay tại một số quốc gia có thể kể đến như Myanmar. Mùa xuân 2018 là lần đầu tiên cộng đồng LGBTI+ Myanmar tổ chức ngày hội diễu hành Tự hào công khai và đã nhận được sự ủng hộ không chỉ từ những người thuộc cộng đồng.
Ngoài ra, sau một năm đấu tranh miệt mài, cộng đồng LGBTI+ tại các sông băng ở Nam Cực đến bờ biển Caribbean của đảo Guyana và Guyana cũng đã giành được quyền và khả năng hiện diện. Ở New Zealand, cuộc diễu hành Auckland Pride năm nay đặc biệt sôi động khi có sự tham gia của thủ tướng - Jacinda Ardern và đám cưới đồng giới của một cặp đồng tính nữ.
Trong năm 2018, nhiều cuộc diễu hành của những nhóm tính dục riêng cũng đã xuất hiện. Những người ủng hộ cộng đồng chuyển giới đã diễu hành lần đầu tiên trên đường phố Belfast ở Bắc Ireland vào tháng Sáu và Dublin ở Cộng hòa Ireland vào tháng Bảy. Đặc biệt hơn, những lá cờ song tính đã được giương cao tại buổi diễu hành ở Los Angeles hồi tháng Chín - nơi tổ chức ngày hội Tự hào Song tính đầu tiên ở Mỹ.
Đại diện người chuyển giới và những giải thưởng tôn vinh
2018 được xem là một năm với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ dành cho cộng đồng người chuyển giới trong ngành công nghiệp giải trí. Cụ thể hơn, vào đầu năm, Yance Ford đã trở thành đạo diễn chuyển giới đầu tiên giành được đề cử Oscar cho Phim tài liệu hay nhất. Cũng tại Oscar, Daniela Vega trở thành người chuyển giới đầu tiên trao giải thưởng tại buổi lễ và bộ phim mà cô đóng vai chính - “A Fantastic Woman” cũng giành được giải thưởng dành cho Phim nước ngoài hay nhất.
Đến cuối năm, cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Hoàn vũ đã giới thiệu một thí sinh chuyển giới người Tây Ban Nha - Angela Ponce. Cô nàng xuất hiện với danh hiệu Nữ hoàng sắc đẹp khi đã lập nên lịch sử tại quê nhà của mình. Ngoài ra, tại Pakistan - một trong số những quốc gia vẫn còn định kiến nặng nề, nay những người chuyển giới đã có thể xuất hiện trên truyền hình với tư cách là phóng viên và làm việc cho chính phủ.
Về quyền của người chuyển giới, trong khi chính phú Anh còn đang “bận” tranh cãi suốt cả một năm về việc thừa nhận cộng đồng, Uruguay và Chile đã nhanh chóng thông qua đạo luật tương tự.
Còn tiếp.