Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Love Wins

Tôi tự hào vì là người đồng tính, người chuyển giới

Sau khi cuộc diễu hành cầu vồng diễn ra vào ngày 16/8, đã có rất nhiều ý kiến tranh luận về hành động cộng đồng LGBT, nhiều ý kiến cho rằng đồng tính có gì đáng tự hào.

Chiều ngày 16/8 tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra một sự kiện mang tên “diễu hành cầu vồng” thu hút hàng nghìn thành viên thuộc cộng đồng LGBT tham gia. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội Việt Pride 2015 – Ngày hội tôn vinh sự đa dạng và cộng đồng LGBT tại Việt Nam.

Cuộc diễu hành cầu vồng đã thu hút hàng nghìn bạn trẻ tham gia.

Cuộc diễu hành cầu vồng đã thu hút hàng nghìn bạn trẻ tham gia. (Ảnh: Toàn Nguyễn)

Sau khi sự kiện này diễn ra đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc các thành viên tham gia cuộc diễu hành đã có nhiều hành động “tự hào” thái quá.

Nhiều bạn trẻ cho rằng: “Muốn xóa đi sự kỳ thị của xã hội thì trước tiên cộng đồng LGBT hãy là những người bình thường như mọi người, đừng tự biến mình thành những kẻ khác người, kệch cỡm, dị hợm, rồi hô vang rằng tôi tự hào vì mình riêng biệt và đòi hỏi sự bình đẳng”.

cộng đồng mạng đã có nhiều ý kiến trái chiều về hành động các các thành viên trong cuộc diễu hành.

cộng đồng mạng đã có nhiều ý kiến trái chiều về hành động các các thành viên trong cuộc diễu hành.

Chẳng có gì đáng tự hào khi là người đồng tính, người chuyển giới ?

Trước đây có một nhà báo đã đưa ra một lập luận: “Chẳng có ai nói rằng tôi tự hào là đàn ông, là đàn bà, vậy nên đừng cố hét lên rằng tôi tự hào vì là người đồng tính. Cuộc sống có nhiều thứ đáng tự hào hơn là điều hiển nhiên đó”.

Đúng là chúng ta nên tự hào về những thành quả mà bản thân đạt được hay những đóng góp cho xã hội, gia đình. Chứ phải là tự hào về giới tính – những thứ đã thuộc về phạm trù tự nhiên.

Tuy nhiên, chữ “tự hào” đối với cộng đồng LGBT thật sự mang một ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với hàm ý tự hào về một giới tính tự nhiên nào đó. Trước đây và thậm chí ngay cả bây giờ, người ta vẫn cho rằng đồng tính là một điều đáng xấu hổ. Dưới định kiến vô lý như thế nhiều người xem nhóm người LGBT như những kẻ bệnh hoạn và không đáng nhận được sự tôn trọng.

Cuộc chống trả tại Stonewall năm 1969 đã được lịch sử ghi lại như một cuộc mốc đánh dấu sự khởi đầu cho phong trào đầu tranh của cộng đồng LGBT thế giới.

Cuộc chống trả tại Stonewall năm 1969 đã được lịch sử ghi lại như một cuộc mốc đánh dấu sự khởi đầu cho phong trào đầu tranh của cộng đồng LGBT thế giới.

Quay ngược về lịch sử để chúng ta hiểu thêm quá trình đấu tranh khóc liệt của cộng đồng LGBT thế giới đã trải qua những thăng trầm như thế nào. Năm 1969, tại quán bar Stonewall cảnh sát đã dùng vũ lực để bắt giữ những khách hàng của quán, một hành động hay vẫn diễn ra lúc bấy giờ khi nạn bắt bớ thường xuyên hướng tới người đồng tính và chuyển giới. Nhưng lần này, một điều ngạc nhiên khác thường đã xảy ra. Thay vì im lặng bước vào bóng tối, 200 khách hàng của quán bar đã chống trả lại cảnh sát bằng bất cứ thứ gì họ có được. Lịch sử ghi tên Sylvia Rivera, một người chuyển giới nữ, là người đầu tiên đứng lên chống trả lại. Và dù cho ai đã bắt đầu đi nữa, buổi đêm hôm ấy tại Stonewall đã khơi ngòi cho 3 đêm biểu tình liên tục và hơn bốn mươi năm miệt mài của phong trào đấu tranh vì quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (GLBT) trên khắp thế giới.

Kỷ niệm 1 năm Cuộc nổi dậy Stonewall, một cuộc tuần hành nhỏ từ công viên Acquatic tới Trung tâm Thị chính San Francisco đã diễn ra. Cùng ngày 27/6/1970, Chicago Gay Liberation tổ chức một cuộc tuần hành khác. Đây là hai Tuần hành Tự hào (Pride Parade) đầu tiên trên thế giới.

Những cuộc biểu tình liên tục diễn ra ngay sau đó. (Ảnh: 6sac.vn)

Những cuộc biểu tình liên tục diễn ra ngay sau đó. (Ảnh: 6sac.com)

Ngày nay Gay Pride xuất hiện ở hàng trăm thành phố khác nhau. Có bản chất ban đầu là một cuộc biểu tình, biểu dương lực lượng vì quyền tự do và chống trả sự đàn áp của chính quyền, đến nay Gay Pride đã thay đổi cơ bản ý nghĩa chính trị của nó. Chỉ một số nơi mà đồng tính vẫn bị xem là tội phạm hoặc tệ nạn, thì Gay Pride mới còn mang ý nghĩa phản kháng.

Ở Việt Nam may mắn không có những cuộc đàn áp dữ dội nhằm vào cộng đồng LGBT, thế nhưng định kiến của người phương Đông từ lâu đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người. Những kỳ thị, dè biểu đối với nhóm người LGBT vẫn tồn tại một cách hiển nhiên trong xã hội. Đã có rất nhiều bậc cha mẹ từ bỏ những người con đồng tính của mình, nhiều người chuyển giới bị miệt thị, khinh bỉ trong một số chổ làm và có người đã tìm đến cái chết vì không chịu nổi những định kiến đó. Người ta dùng Gay Pride như một cách để chống trả lại những lối suy nghĩ cổ hủ, giúp những người LGBT không còn thấy xấu hổ, mặc cảm với bản thân.

Việt Pride đã giúp cộng đồng LGBT trở nên đoàn kết và không còn cảm thấy đơn độc trong cuộc đầu tranh dài hơi phía trước.

Việt Pride đã giúp cộng đồng LGBT trở nên đoàn kết và không còn cảm thấy đơn độc trong cuộc đầu tranh dài hơi phía trước. ( Ảnh: Toàn Nguyễn)

Có cuộc khởi nghĩa nào thắng trong im lặng?

Chúng ta vẫn còn nhớ rõ những cuộc đấu tranh không ngừng đòi quyền bình đẳng sắc tộc của cộng đồng người da màu trên thế giới. Nếu họ im lặng với sự đối xử phân biệt của người da trắng thì liệu bây giờ họ có được vị thế xứng đáng trong xã hội. Chúng ta im lặng, có nghĩa là chúng ta đồng tình với thái độ kỳ thị đó của xã hội.

Cộng đồng người da màu đã trải qua thời gian dài, trải qua nhiều cuộc tranh đấu để giành lại những quyền lợi chính đáng.

Cộng đồng người da màu đã trải qua thời gian dài, trải qua nhiều cuộc tranh đấu để giành lại những quyền lợi chính đáng.

Hay bạn đã bao giờ đi ra nước ngoài và nói rằng: “Tôi tự hào là người Việt Nam” ? Dù rằng điều đó là quá hiển nhiên, chúng ta sinh ra không cần làm gì cũng là người Việt Nam rồi, dù rằng Việt Nam cũng là một quốc gia như bao quốc gia khác có điểm tốt, điểm xấu, nhưng chúng ta có quyền tự hào về những điều tốt đẹp của dân tộc mình.

Những người trong cộng đồng LGBT cũng thế, họ là nhóm người thiểu số, chỉ chiếm khoảng khoảng 3-5% dân số thế giới (vào khoảng 210 triệu đến 350 triệu người) và họ cũng có quyền tự hào về những gì tốt đẹp của cộng đồng mình. Không phải là tự hào về xu hướng tính dục của bản thân, mà tự hào về sự kiên cường dám đứng lên đấu tranh để được sống là chính mình. Không phải là tự hào về tôi, mà là tự hào về chúng tôi.

Việt Pride thật sự là một lễ hội có bổ ích và mang nhiều ý nghĩa đối với cộng đồng LGBT Việt Nam.

Việt Pride thật sự là một lễ hội có bổ ích và mang nhiều ý nghĩa đối với cộng đồng LGBT Việt Nam. ( Ành: Toàn Nguyễn)

Quay lại câu chuyện về những bình luận có vẻ gay gắt của các bạn trẻ về cuộc diễu hành ngày 16/8. Các bạn cho rằng: “Việc các cô gái chuyển giới mặc đồ lòe loẹt, các vũ công nam cởi trần đi ngoài đường hô hào rằng chúng tôi là LGBT liệu có mang lại sự thiện cảm từ xã hội đối với cộng đồng LGBT, hay nó sẽ gây phản tác dụng, khiến mọi người càng thêm ghê tởm cộng đồng này”.

Ngày hội Việt Pride thật sự là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với cộng động LGBT Việt Nam. Ở đây các bạn LGBT có thể tự tin thể hiện bản thân mà không sợ những ánh mắt kỳ thị, cũng tại đây các họ cảm thấy mình không đơn độc trong cuộc chiến đấu giành lấy những quyền mà mình đáng có. Đây vừa là một sân chơi lành mạnh, vừa là một lớp học giới tính cần thiết cho những bạn trong cộng đồng. Và hoạt động diễu hành có có phần gây chú ý của các darg queen cũng nhằm một mục đích duy nhất là mong muốn nhận được sự quan tâm từ xã hội, thông qua đó nhắn nhủ với mọi người rằng cộng đồng LGBT vẫn luôn đoàn kết đấu tranh để giành lấy quyền được sống là chính mình.

Tim Cook (một trong những CEO quyền lực nhất trong lĩnh vực công nghệ) đã từng nói: “Tôi tự hào vì mình là người đồng tính”.

 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc