Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Tết Âm lịch năm 2020 là thứ mấy, ngày bao nhiêu dương lịch?

Mỗi năm, Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Âm lịch) sẽ rơi vào một ngày dương lịch khác nhau. Theo đó, dịp Tết Nguyên đán năm 2020 này sẽ rơi vào ngày 25/1 dương lịch.

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết ta, Tết Âm lịch, Tết cổ truyền…) được tính theo âm lịch là ngày mùng 1 tháng Giêng, ngày đầu tiên của năm mới. Đây được xem là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Dịp tết Nguyên đán năm 2020 sẽ rơi vào thứ 7, ngày 25/1 dương lịch.

Theo đó, Tết Nguyên đán năm nay sẽ rơi vào thứ Bảy, ngày 25/1 dương lịch. Theo lịch nghỉ Tết 2020, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ Tết 7 ngày, từ thứ Năm ngày 23/1/2020 (tức ngày 29/12/2019 âm lịch) đến hết thứ Tư ngày 29/1/2020 (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm 2020).

Được biết, vì ngày 25 và 26/1/2020 (tức ngày mùng 1 và mùng 2 tết Nguyên đán) lại trùng vào thứ Bảy và Chủ Nhật nên công chức, viên chức và người lao động sẽ nghỉ bù vào 2 ngày 28 và 29/1/2020 (tức ngày mùng 4 và mùng 5 tết Nguyên đán 2020).

Trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch 2020, người dân cả nước đều chuẩn bị chu đáo, tươm tất nhất có thể để với gia đình, người thân cùng nhau ăn bữa cơm tất niên và chờ đón khoảnh khắc giao thừa.

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết. “Về quê ăn Tết” - đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi “chôn nhau cắt rốn”.

Những việc thường làm để chuẩn bị đón một năm mới đó là: dọn dẹp nhà cửa, trang trí bàn thờ, sắm sửa đồ đạc mới…từ người già cho đến trẻ nhỏ đều hân hoan vui mừng làm công việc của mình. Ngoài ra, những công tác chuẩn bị khác như gói bánh chưng, bánh tét… cũng được tiến hành rất cẩn thận.

Đây cũng là dịp để mọi người trong gia đình gắn kết với nhau nhiều hơn sau những lo toan, bộn bề của một năm. Cùng nhau ngồi trò chuyện dưới bếp lửa bập bùng của nồi bánh, cùng nhau quét dọn nhà cửa, cùng nhau đi tảo mộ mời ông bà tổ tiên về ăn Tết… Tất cả những hành động nhỏ ấy đã tạo nên một nét đẹp trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt Nam.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Dung Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tin tốt từ Triệu Lộ Tư
Minh Cúc 'Ly giang hồ' trong 'Độc đạo' và hành trình kiên cường 14 năm chăm con bại não
Luật kinh tế: Ngành học đắt giá trong nền kinh tế hội nhập