Phim Ảnh

Trong lịch sử, người mà Càn Long yêu thương nhất vốn không phải Lệnh phi như ở 'Diên Hi công lược'

Thảo Thảo
Chia sẻ

Cho đến tập 70 của bộ phim “Diên Hi công lược” (延禧攻略), Lệnh Phi Ngụy Anh Lạc là người có cái kết viên mãn với Càn Long. Thế nhưng, đó chỉ là trên phim ảnh, còn thực tế của lịch sử thì không như thế.

Có thể nói, có không ít khán giả theo dõi bộ phim Diên Hi công lược (延禧攻略) này chỉ vì nhân vật Phú Sát Hoàng hậu do Tần Lam thủ diễn. Thế nhưng phim ảnh cuối cùng vẫn là phim ảnh, nữ chính Ngụy Anh Lạc là nhân vật tỏa sáng nhất phim, vì vậy vai nữ phụ Phú Sát Hoàng hậu đến giữa phim cũng phải nói lời chia tay. Hơn nữa trong phim, người mà vua Càn Long (Nhiếp Viễn) yêu thương nhất là chính là Ngụy Anh Lạc (Ngô Cẩn Ngôn), cũng chính là Lệnh phi sau này. Thế nhưng, thật ra ở lịch sử, trong ba ngàn giai lệ hậu cung, nữ chính trong lòng vua Càn Long trước sau chỉ có mỗi Phú Sát hoàng hậu.

Mối lương duyên của Càn Long và Phú Sát hoàng hậu được đúc kết vào năm Ung Chính thứ Năm. Vào thời gian này, Phú Sát thị trong buổi tuyển chọn đã được chính Ung Chính lựa chọn phong thành Đích Phúc Tấn.

Khi vừa mới đăng cơ, Càn Long liền lập cô làm Hoàng hậu. Phú Sát Hoàng hậu không chỉ có nhan sắc dịu dàng ôn nhu hơn người, mà năng lực cũng rất tài giỏi, cô có thể chung sống với các Phi tần khác, xử lý, cai quản hậu cung rất tốt. Khi Hoàng thượng mệt mỏi, Phú Sát Hoàng hậu sẽ bên cạnh người, an ủi, bầu bạn cùng Hoàng thượng. Hoàng thượng mắc phải bệnh mụn đỏ, dù biết căn bệnh này có tính lây nhiễm, thế nhưng vì không yên tâm để cung nữ chăm sóc nên cô vẫn kiên quyết tự mình chăm sóc Hoàng thượng. Tình cảm của Hoàng thượng và Phú Sát Hoàng hậu vẫn luôn sâu đậm và ân ái như thế.

Thế nhưng đáng tiếc rằng những ngày tháng bình yên, vui vẻ của Hoàng thượng và Phú Sát Hoàng hậu rất nhanh đã bị phá hủy. Ba năm sau khi kết hôn, hai người cuối cùng cũng có được đứa con trai đầu tiên Vĩnh Liễn. Càn Long vô cùng vui mừng, năm đầu tiên đăng cơ liền lén lút phong cho Vĩnh Liễn vị trí Thái tử. Thế nhưng Vĩnh Liễn năm chín tuổi vì bị phong hàn mà qua đời. Nỗi đau mất con đã khiến Phú Sát Hoàng hậu vô cùng đau buồn, thậm chí là mắc bệnh một khoảng thời gian dài. Bảy năm sau, Phú Sát Hoàng hậu cuối cùng cũng có được đứa con thứ hai, thế nhưng đứa con này cũng mất không lâu sau đó.

Sau này, Hoàng thượng cùng Phú Sát Hoàng hậu và các Phi tần đại giá tuần du Đông tuần. Trước khi đến Tế Nam, Hoàng hậu bị cảm, Càn Long muốn bên cạnh cô dưỡng thương cho khỏe rồi mới tiếp tục lên đường. Thế nhưng, Hoàng hậu lo lắng cho bá tánh nhân dân nên nói dối rằng muốn hồi cung để dưỡng thương tốt hơn, sau đó hối giục Hoàng thượng tiếp tục lên đường. Chỉ không ngờ rằng mới vừa xuất phát hồi cung, bệnh tình của Hoàng hậu đột nhiên chuyển biến xấu, rất nhanh sau đó vì căn bệnh mà qua đời, hưởng thọ 37 tuổi.

Sau khi Hoàng hậu qua đời, Hoàng thượng không ngừng thương nhớ Hoàng hậu, thậm chí còn lệnh cho đem về chiếc thuyền năm xưa Hoàng hậu ngồi trước khi qua đời, mặc dù kích thước của chiếc thuyền này vô cùng to lớn. Hoàng thượng còn lệnh phải giữ nguyên tất cả mọi đồ vật trong Trường Xuân cung. Trong nửa năm đầu sau khi Hoàng hậu mất, Hoàng thượng như trở thành một con người hoàn toàn khác. Hoàng thượng thường xuyên mất ngủ, hay tỉnh dậy vào ban đêm, tinh thần vô cùng bất thường, trí nhớ giảm sút và còn hay nổi giận, nóng tính hơn trước đây.

Ngày giỗ mỗi năm của Phú Sát thị, Hoàng thượng đều có mặt, kiên trì được hơn 40 năm, mãi cho đến khi ngài thoái vị, người đã viết cho Hoàng hậu được hơn một trăm bài thơ.

Cho dù có hay quên đến đâu, duy nhất vẫn không thể quên được sự tương tư. Hoàng thượng già rồi, quên đi rất nhiều chuyện, nhưng thứ duy nhất không hề quên chính là “ánh trăng” này, một “ánh trăng” đã chiếu rọi, soi sáng thâm cung của anh, soi sáng sinh mệnh của anh. Quả đúng như câu “Dù người có mất nhưng tình vẫn còn mãi ở đó”.

Chia sẻ

Bài viết

Thảo Thảo

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất