Vào thứ Hai vừa qua (13/11 - theo giờ Việt Nam), huyền thoại truyện tranh - Stan Lee đã qua đời ở tuổi 95 và để lại một di sản lớn cho nhân loại với hàng loạt các nhân vật nổi tiếng, trong đó có Spider-Man, Doctor Strange và Hulk.
Những sáng tạo của ông không chỉ là thứ tạo ra sự thành công cho MCU trong thời điểm hiện tại mà còn giúp tái sinh lại thể loại phim siêu anh hùng đã ngủ đông trong nhiều thế hệ. Trong khi những người hâm mộ truyện tranh và những người yêu thích phim ảnh trên khắp thế giới đang thương tiếc với sự ra đi của nhà tiên phong truyện tranh, dưới đây có lẽ là 8 điều bạn không biết về Stan Lee.
1.Ông đang có dự định làm cameo trong một số phim sắp tới của Marvel.
Đối với các fan của MCU, những lần làm cameo trong các bộ phim của Stan Lee thường là những điều đáng để tìm kiếm và chú ý. Vì vậy, một số người hâm mộ lo ngại rằng họ sẽ không được nhìn thấy ông trên màn hình lớn nữa, mặc dù mới đây đồng giám đốc Joe Russo đã xác nhận rằng phân cảnh của Stan Lee trong Avengers 4 đã được quay trước đây rồi.
Được biết, cảnh quay này được thực hiện cùng với những phân cảnh của Stan Lee cho Avengers: Infinity War và Ant-Man And The Wasp. Cũng có tin đồn rằng ông trùm Marvel sẽ xuất hiện trong hai bộ phim MCU khác là Captain Marvel và Spider-Man: Far From Home được phát hành vào tháng 3 và tháng 7 năm 2019.
2.Ông đã từng làm rất nhiều công việc trước khi vào Marvel Comics.
Trước khi tham gia vào Marvel Comics (hồi đó được gọi là Timely Comics), Stan Lee đã làm rất nhiều công việc lặt vặt khi ông ấy tròn 17 tuổi. Ông từng phải đi giao bánh mì, làm một trợ lý văn phòng tại một nhà máy sản xuất quần,… trước khi ông có công việc xứng đáng với tài năng của mình.
Nhờ chú của mình, Stan Lee đã có được một công việc tại Timely Comics là giúp những việc lặt vặt và sáng tạo ra những tác phẩm của riêng mình. Đóng góp đầu tiên của ông cho vũ trụ truyện tranh Marvel chính là Captain America Foils The Traitor's Revenge được xuất bản vào tháng 5 năm 1941.
3. Ông đã từng có bút danh riêng trong lúc còn sáng tác truyện tranh cho Marvel.
Mặc dù đã trở thành một trợ lý tại Timely Comics từ khi còn trẻ thế nhưng việc viết truyện tranh không bao giờ là kế hoạch dài hạn của ông. Thay vào đó, Stan Lee đã nuôi dưỡng ước mơ trở thành một tiểu thuyết gia chuyên nghiệp.
Ban đầu, Stanley Martin Leiber mới là bút danh của người đồng sáng lập Spider-Man và mãi đến sau này, ông mới đổi bút danh của mình thành Stan Lee và ông đã nghĩ rằng mình sẽ theo đuổi ước mơ khi nào có thời gian. Tuy nhiên, sự thật là ông đã không bao giờ được đi trên con đường tiểu thuyết nữa vì những tác phẩm truyện tranh của ông đã khiến ông không còn thời gian rảnh rỗi.
4. Ông từng phục vụ trong quân đội Mỹ.
Stan Lee đã tạo nên tên tuổi của mình với việc tạo ra hàng loạt các nhân vật siêu anh hùng cực kỳ nổi tiếng đối với công chúng, nhưng ít người biết rằng tác giả truyện tranh nổi tiếng này là một cựu chiến binh quân sự.
Ông phục vụ trong lục quân Hoa Kỳ trong Thế chiến II từ năm 1942 đến năm 1945. Vào năm 2017, ông được giới thiệu vào Hiệp hội quản lý các hệ thống thông tin liên lạc hỗ trợ, mà sau này Stan Lee gọi là một trong những “thành tựu đáng tự hào nhất” của ông.
5. Ông không ngờ Iron Man lại được khán giả yêu thích.
Vai diễn làm nên tên tuổi cho Robert Downey Jr là Tony Stark / Iron Man trong MCU - một trong những nhân vật được khán giả cực kỳ yêu thích, thế nhưng, sự nổi tiếng của nhân vật này không nằm trong dự đoán của Stan Lee.
Stan Lee nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2008 (khi phần đầu tiên của bộ phim Iron Man ra mắt): “Tôi nghĩ sẽ rất thú vị khi tạo ra một nhân vật mà không ai thích, không có độc giả nào của chúng tôi muốn. .Thế nhưng, trái với dự định, anh ta lại trở nên rất nổi tiếng.” Iron Man được tạo ra khi Chiến tranh Lạnh lên tới đỉnh cao và xuất hiện lần đầu tiên trong loạt truyện tranh Tales Of Suspense vào tháng 3/1963.
6. Ông định ngừng việc viết truyện tranh vào năm 1950.
Thất vọng bởi yêu cầu của nhà xuất bản, Stan Lee đã định ngừng viết truyện tranh vào những năm 1950 và nghiêm trọng hơn là ông muốn rời khỏi kinh doanh truyện tranh. Dự án cuối cùng của anh sẽ là The Fantastic Four (ra mắt vào năm 1961) - một nhóm siêu anh hùng mới được tạo ra để đáp lại sự nổi tiếng của The Flash và Justice League of America của DC.
Thế như sau khi tác phẩm Fantastic Four thu về những thành công vang rộn, Stan Lee đã thay đổi lập trường của mình khi rời khỏi ngành công nghiệp truyện tranh.
7. Ông đã hợp tác với Dr Seuss.
Sau thời gian làm việc với quân đội, Stan Lee đã làm việc như một nhà viết kịch bản trong Training Film Division.
Trong khi làm công việc đó, anh đã làm việc với một số nhà văn đã nhận được thành công lớn trong sự nghiệp của họ. Trong đó bao gồm người đoạt giải Pulitzer William Saroyan, nhà sáng tạo ra Addams Family, Charles Addams và Theodor Geisel, hay còn gọi là Dr Seuss.
8. Ông đã cấm dùng dấu chấm than (!)
Tại một thời điểm vào năm 1971, Stan Lee đã cảm thấy rằng việc sử dụng dấu chấm than truyền thống của Marvel là rất trẻ con và cấm chúng.
Trong ba tháng, Fantastic Four và Amazing Spider-Man đã có dấu chấm câu rất lạ. Các nhà văn khác tại thời điểm đó đã bỏ qua lệnh cấm của mình. Khi anh ta ngừng viết hai tiêu đề, các nhà văn đã phục hồi các dấu chấm than và Stan Lee cũng không thực thi lệnh cấm đấy nữa.