Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ

Tình trạng dịch bệnh COVID-19 kéo dài khiến cho thị trường điện ảnh trên toàn thế giới điêu đứng. Tại Việt Nam, các rạp phim cũng phải đối mặt với 2 lần đóng cửa tạm ngưng hoạt động kể từ đầu năm 2021.

Bài viết Ngọc Trang
Chia sẻ

Theo ước tính trong tháng 3/2020, nền điện ảnh thế giới đã thất thu đến 5 tỷ USD do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Ở nhiều quốc gia trên toàn cầu, các rạp phim phải đóng cửa suốt thời gian dài, những "bom tấn" điện ảnh đã định sẵn ngày phát hành cũng không thể ra rạp.

Mặt khác, tình hình giãn cách xã hội cũng gây trở ngại cho việc casting, ghi hình, thực hiện phim mới. Các sự kiện phim ảnh, họp báo, lễ trao giải cũng không thể diễn ra như bình thường. Trong cuối năm ngoái và đầu năm nay, một vài sự lễ giải lớn đã được tổ chức sau nhiều lần trì hoãn, nhưng chỉ quy tụ số ít nghệ sĩ và hạn chế lượng khán giả trực tiếp tham dự. Nói chung, nền điện ảnh thế giới giai đoạn 2020 - 2021 vẫn trong tình trạng trì trệ, bị động, phụ thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát dịch trên toàn cầu.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 1

Tại Việt Nam, dù được xem là một trong những quốc gia kiểm soát dịch rất tốt nhưng cũng đã phải chứng kiến 2 lần đóng cửa các rạp vì COVID-19 (vào đầu tháng 2 và mới đây nhất là 5/5/2021). Điều này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường phim điện ảnh và rạp Việt vốn đã chịu tổn thất nặng nề sau năm bùng phát dịch bệnh 2020.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 2

Thông thường, Tết nguyên đán là dịp được nhiều nhà làm phim Việt lựa chọn để ra mắt "đứa con cưng" của mình, phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả trong kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm. Tuy nhiên năm nay, dịch bệnh tràn về ngay trước Tết khiến cho rạp tạm dừng hoạt động, hàng loạt bộ phim như Gái già lắm chiêu V, Bố già, Lật mặt: 48H,.... phải xếp kho chờ ngày ổn định để ra rạp. Trong một bài viết phân tích của Saostar, trung bình mỗi rạp phim Tết 2021 phải lỗ 10 tỷ đồng vì không thể công chiếu đúng lịch.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 3

Rạp Việt được trở lại vào 28/2. Ngay sau đó, các nhà phát hành đã nhanh chóng tận dụng thời cơ để đưa những tác phẩm của mình đến với khán giả. Sau một thời gian dài không được ra rạp giải trí, khán giả lúc này cũng nóng lòng được thưởng thức những bộ phim chất lượng từ Việt Nam và quốc tế.

Đã có không ít bộ phim Việt được ra mắt ở khoảng thời gian này như Bố già, Gái già lắm chiêu V, Song song, Kiều, Lật mặt: 48H, Thiên thần hộ mệnh,... Trong đó, bất chấp sự e dè của một bộ phận khán giả do dịch bệnh, một số bộ phim vẫn gặt hái được thành công, thậm chí đem về kỷ lục mới giữa giai đoạn khó khăn chất chồng.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 4

Thông tin về kỷ lục kể trên được coi là tín hiệu đáng mừng cho thấy thị trường rạp Việt đã khởi sắc sau giai đoạn khó khăn. Cùng lúc này, dù không có "bom tấn" đình đám nhưng thị trường điện ảnh thế giới cũng gửi đến nhiều bộ phim đặc sắc như Minari, Bàn tay diệt quỷ, Raya và rồng thần cuối cùng, Người nhân bản,... Mọi thứ đều đem đến một dấu hiệu khả quan cho rạp Việt trong nửa đầu năm nay.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 5
Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 6

Chính thức phát hành ngày 12/3/2021, phim Bố già của Trấn Thành đã lập kỷ lục doanh thu trên chăm tỉ sau các ngày chiếu sớm bắt đầu từ 5/3. Tác phẩm trở thành đề tài bàn tán, tranh luận, khen ngợi ở nhiều diễn đàn mạng xã hội, lần lượt báo về thông tin thắng lợi tại phòng vé sau từng ngày công chiếu.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 7

Cho đến hiện tại, theo thống kê từ NSX, Bố già đã đạt doanh thu 400 tỷ, trở thành phim điện ảnh có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở Việt Nam. Nếu không vì dịch bệnh khiến phim bị tạm ngừng chiếu vào đầu tháng 5, rất có thể tác phẩm sẽ tiếp tục được khán giả đón nhận và vượt ngưỡng doanh thu cao hơn nữa. Đây là thành tích "khủng" mà ngay cả khi không có dịch bệnh, chưa từng có bộ phim Việt Nam hay nước ngoài nào đạt được ở phòng vé Việt.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 8

Thừa thắng xông lên, các phim Việt gồm Lật mặt: 48H, Thiên thần hộ mệnh Trạng Tí liên tiếp ra mắt từ giữa tháng 4, hứa hẹn thu hút khán giả ra rạp vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay. Trên thực tế, cả 3 bộ phim kể trên đều đạt doanh thu khả quan trong những ngày đầu ra mắt, đặc biệt là Lật mặt: 48H của Lý Hải (hơn 150 tỷ sau gần 3 tuần công chiếu) hay Thiên thần hộ mệnh với gần 40 tỷ doanh thu chỉ sau chưa đầy 1 tuần.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 9

Loạt thành tích kể trên cho thấy các nhà làm phim Việt vẫn không ngừng nuôi hy vọng để những "đứa con tinh thần" thật chất lượng, sâu sắc đến gần hơn với khán giả. Đổi lại, người hâm mộ cũng thực sự thông minh với lựa chọn "người Việt xem phim Việt" trong giai đoạn khó khăn, đồng thời khôn ngoan lựa chọn, đánh giá những bộ phim tốt để thưởng thức, đánh giá và khen ngợi.

Không chỉ ở thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất cũng cố gắng mở rộng thị trường cho phim Việt vươn tầm quốc tế. Tiêu biểu, Bố già của Trấn Thành được tổ chức công chiếu tại nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Thái Lan, Malaysia, .... hay Thiên thần hộ mệnh cũng được đem đến với khán giả tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 10

Nhân lúc thị trường phim ảnh quốc tế đang bị trì trệ do dịch bệnh, nhiều nhà làm phim Việt dã biết nắm bắt thời cơ để quảng bá tác phẩm của mình đến với bạn bè thế giới. Bởi lẽ lúc này, các tác phẩm Việt ít chịu sự cạnh tranh của các "bom tấn" nước ngoài, lại có số suất chiếu thênh thang vì không có nhiều bộ phim phát hành tại rạp. Chưa kể, điều đó còn giúp tác phẩm thu về ít nhiều tiền doanh thu bán vé.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 11

Sau Bố già, những tưởng rằng bộ ba Lật mặt: 48H, Thiên thần hộ mệnhTrạng Tí phiêu lưu ký sẽ tiếp tục chuỗi thành công tại phòng vé Việt, đem đến nguồn doanh thu cho nhà rạp và NSX phim, bù đắp cho những ngày tháng thua lỗ vì đóng cửa phòng dịch. Thế nhưng bắt đầu từ tháng 5, dịch bệnh lần nữa trở lại khiến nhà nước buộc phải thông báo tạm dừng hoạt động nhiều doanh nghiệp, cơ sở vui chơi, giải trí không thiết yếu, trong đó có rạp phim.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 12

Khán giả tiếc nuối khi lại phải nghỉ dài không được ra rạp. Trong khi đó, cả rạp phim và nhà sản xuất đều lao đao vì phim mới phát hành không lâu đã phải tạm ngừng và chẳng biết ngày nào sẽ trở lại. Vốn tưởng đang hướng đến một tương lai đầy hi vọng khả quan, tất cả lại bị nỗi ám ảnh mang tên "COVID trở lại" hoàn toàn dập tắt.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 13

Bắt đầu từ đầu tháng 5, hàng loạt những bộ phim chờ lên sóng trong tháng cũng lần lượt thông báo hoãn lịch chiếu như Bẫy ngọt ngào, 1990, Bóng đè,... Các tác phẩm dự định lên sóng trong năm nay cũng im lặng không tiếp tục quảng bá để tiết kiệm doanh thu, vì sợ lỡ đâu.... quảng bá xong lại dính dịch hoãn chiếu. Chẳng ai còn quan tâm đến chuyện thị trường điện ảnh thế giới sẽ ra mắt phim gì tiếp theo vì có phát hành cũng chẳng thể ra rạp mà thưởng thức.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 14

Cho đến thời điểm hiện tại, rạp phim tại TP. HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành lớn trên cả nước đã ngừng hoạt động được hơn 1 tháng. Thật khó để biết khi nào rạp phim có thể trở lại đón khách như bình thường, bởi lẽ tình hình dịch bệnh vẫn rất căng thẳng, yêu cầu an toàn của con người được đặt lên trên hết.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 15

Phim chưa chiếu có thể lùi lại đến hết dịch, thế nhưng rạp phim không thể đón khách lại mang đến hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Trung bình mỗi tháng, nhà rạp phải trả hàng trăm triệu đồng, có nơi lên đến gần nửa tỷ đồng tiền thuê mặt bằng. Chưa kể, tiền duy trì đội ngũ nhân viên nòng cốt dù nghỉ dịch cũng tiêu tốn khoản tiền lớn. Trong khi rạp nghỉ, một số thiết bị máy móc thiết yêu vẫn phải sử dụng, cộng thêm chi phí hao mòn và nhiều chi phí khác, tạo nên một áp lực nặng nề đối với các nhà rạp.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 16

Điều này dẫn đến hệ lụy là vào giữa tháng 5, 4 "ông lớn" trong thị trường phát hành phim bao gồm CGV, Lotte, Galaxy và BHD đã gửi văn bản "cầu cứu" tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 17

Trong văn bản "cầu cứu", 4 doanh nghiệp lớn mong muốn được sớm mở cửa hoạt động trở lại, đảm bảo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, cùng những hỗ trợ giải quyết khủng hoảng về thanh toán cho doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản, hỗ trợ bình ổn rạp chiếu phim khi rạp hoạt động bình thường.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 18

Tuy nhiên, trước kiến nghị kể trên, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh, cho biết rạp phim chưa thể mở cửa trở lại: "Ở thời điểm dịch Covid-19 còn đang phức tạp, đề xuất cho mở cửa rạp chiếu phim là không phù hợp, nó không thể bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân. Bốn doanh nghiệp đưa ra giải pháp 5K, ngồi giãn cách, kiểm soát bằng công nghệ… để các buổi chiếu an toàn theo suy nghĩ của họ. Dù vậy, những điều đó chưa thể đủ yếu tố, cơ sở khoa học để khẳng định mở cửa rạp phim thời điểm này là phù hợp....". Bên cạnh đó, ông cho biết Cục Điện ảnh sẽ đề xuất và báo cáo lãnh đạo để có biện pháp hỗ trợ phù hợp giúp nhà rạp vượt qua mùa dịch.

Rạp Việt nửa đầu năm 2021: Những thành tựu 'vượt khó vươn lên' và lời cầu cứu còn bỏ ngỏ Ảnh 19

Vẫn biết rằng nhà nước có lý do chính đáng để không mở cửa rạp phim nhưng với tình hình này, chắc chắn nhà rạp sẽ phải tiếp tục đối mặt với nguy cơ thua lỗ nặng nề, thậm chí trên bờ vực phá sản. Chẳng còn cách nào khác, nhà rạp vẫn phải gồng mình chống đỡ, trông chờ vào giải pháp viện trợ của nhà nước và cầu mong cho dịch bệnh sớm bị triệt tiêu trong cộng đồng tại Việt Nam.

Bài viết

Ngọc Trang

Thiết kế

Tuấn Lê

Chia sẻ