Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Những trang phục trong phim cổ trang sẽ đi đâu và về đâu sau khi đã hoàn tất quá trình quay?

Với nhiều bạn xem phim cổ trang từng ít nhất một lần thắc mắc không biết những bộ trang phục sau khi quay xong sẽ được xử lý ra sao, vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết rõ hơn về mọi thứ.

Xem qua không ít phim truyền hình cổ trang, khi nhìn thấy những bộ trang phục lộng lẫy, cầu kỳ, xinh đẹp… chắc hẳn ai cũng sẽ đặt ra cho mình câu hỏi: “Những bộ trang phục này sau khi quay xong phim thì nó sẽ đi đâu?” hay “Họ làm sao để xử lý những bộ đồ này khi quay xong?”… Nếu như đã như vậy thì hãy cùng SAOstar tìm hiểu xem những bộ đồ này cuối cùng sẽ đi đâu và về đâu nhé!

Mỗi một bộ phim điện ảnh, truyền hình sau khi quay xong, những bộ trang phục mà diễn viên sử dụng trong quá trình quay sẽ được đưa vào kho để cất. Sau đó, những bộ trang phục này không được trực tiếp giặt sạch mà thay vào đó là sẽ đưa cho đoàn phim khác sử dụng, có bộ sẽ được đưa đi để bán đấu giá làm từ thiện, có bộ thì diễn viên sẽ giữ để làm kỷ niệm, thậm chí còn có cả diễn viên sử dụng bộ trang phục trong phim của mình mặc để đám cưới ngoài đời. Ví dụ như bộ trang phục Dương Mịch đã mặc trong phim Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa đã được bán cho fan với giá 8501 NDT (hơn 30 triệu đồng), hay những trang phục mời những thiết kế sư đến đặc biệt chế tác trong phim điện ảnh Cô bé lọ lem, Tinh hồng sơn phong… đa số đều được đưa đi để làm triển lãm, hoặc bộ Long bào trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ, Phạm Băng Băng đã giữ lại cho riêng mình để làm kỷ niệm, thậm chí như Bao Bối Nhĩ đã trực tiếp mặc bộ y phục trong phim để trong ngày đám cưới của mình.

TVB: Ông hoàng của sự tiết kiệm khi một bộ trang phục có thể dùng đi dùng lại đến tận 16 năm

Khoảng năm 2000, điện ảnh Hong Kong, Trung Quốc không phải phát triển như bây giờ, giữa trước đây và hiện tại có một khoảng cách rất lớn. Nhiều đoàn làm phim cũng không giống như bây giờ có rất nhiều tiền vì vậy họ luôn thực hiện khẩu hiệu “tiết kiệm là trên hết”. Vì vậy, vào thời điểm đó có thể thấy cùng một bộ trang phục lại xuất hiện trên người nhiều diễn viên khác nhau trong những bộ phim không giống nhau.

Mà ví dụ điển hình lớn nhất chính là những bộ phim của nhà văn Quỳnh Dao và của TVB. Đối với những khán giả “ruột” của TVB chắc chắn sẽ phát hiện không ít trang phục được truyền đi truyền lại hơn 10 mấy năm. Ví dụ như trang phục mà Kim Luân Pháp Vương mặc trong Thần điêu đại hiệp năm 1995 lại được xuất hiện vào 6 năm sau trong Cổ máy thời gian (Tầm tần ký) hay bộ trang phục Quan Vịnh Hà mặc trong phim Miêu Thúy Hoa ở 16 năm trước đã xuất hiện trong bộ phim Thâm cung nội chiến (từ năm 1997 đến năm 2013). Có thể thấy đồ của TVB may tốt mà bảo quản cũng cực kỳ tốt.

Đem bán làm từ thiện hoặc cất riêng làm kỷ niệm

Ngoài một số trang phục được đưa vào kho cất hay có nhưng bộ được sử dụng lại thì thật ra, vẫn còn nhiều bộ trang phục khác được đem đi bán hoặc lấy số tiền đó để làm từ thiện như bộ trang phục mà Tố Tố - Dương Mịch mặc trong Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa, giá trị chuẩn của nó đã đạt 5000 NDT (hơn 16 triệu đồng) khi đã tháo đi những bộ trang sức như trâm cài tóc 903 NDT, khuyên tai 533NDT. Hay bộ trang phục màu hồng mà Lý Dịch Phong mặc trong Cổ Kiếm Kỳ Đàm khi đang chiến đấu đã được bán với giá cũng lên đến hơn mười mấy ngàn NDT. …và tất nhiên giá trị của mỗi bộ trang phục trong phim sẽ có liên quan đến danh tiếng của những diễn viên đã khoác nó lên người.

Ngoài bán ra thì có một số diễn viên sẽ cất nó để làm”của riêng” ví dụ như bộ Long bào đã tốn gần 500 ngàn NDT (hơn 1,6 tỷ đông) và dùng thời gian của mấy tháng để làm ra mà Phạm Băng Băng đã mặc trong buổi lễ đăng cơ.

Sử dụng lại trong chính hôn sự ngoài đời của mình

Bao Bối Nhĩ tháng 3 năm 2016 đã chia sẻ lên weibo của mình những tấm hình hôn lễ của mình vừa truyền thống nhưng cũng có chút “kỳ quái”. Bộ cát phục mà Bao Bối Nhĩ khoắc lên người chính là trong bộ phim cổ trang hài mà anh lần đầu đảm nhận vai trò “tự biên tự diễn” - Mật thám hoan hỷ. Có thể nói dùng đồ trong phim để đám cưới ngoài đời, vừa có thể tiết kiệm lại đỡ phải tốn tiền tuyên truyền thật đúng là một công đôi việc.

Thế nhưng, có không ít bộ phim đều là chế tác lớn, đa số trang phục sẽ do đoàn phim tự tạo ra, như trong Võ Tắc Thiên truyền kỳ, chỉ tính riêng của Phạm Băng Băng đã có 260 bộ bảo đảm khi xuất hiện sẽ không bị trùng lập, hay trong Hậu cung Chân Hoàn truyện trang phục của toàn đội tổng cộng lên đến 800 bộ…

Đối với những phim có chế tác như vầy thì đa số những bộ trang phục sẽ không có chuyện được dùng đến lần thứ hai. Một mặt là những bộ trang phục này được thiết kế theo đặc thù riêng của bộ phim đó, nếu đưa vào những bộ phim khác sẽ không còn phù hợp nữa. Một mặt là những bộ trang phục mà những diễn viên chính thường khoác lên người khán giả đã quá quen thuộc đối với nó, nếu dùng trong phim khác thì dưới những con mắt của các “thánh soi” nhất định sẽ bị phát hiện, sẽ bắt đầu nghi ngờ về đạo cụ, hóa trang.. của đoàn phim và cuối cùng là dẫn đến sự nghi ngờ về chất lượng của bộ phim. Vì vậy, đa số chúng sẽ được đưa vào kho để đóng bụi, sau đó vẫn có số ít lâu lâu sẽ được lấy ra để phủi bụi, chỉnh sửa thay đổi một ít rồi lại tiếp tục sử dụng.

Nói thể nào đi chăng nữa thì quay phim cổ trang có chút bất lợi hơn so với phim hiện đại khi hầu hết những trang phục trong đây sẽ được chia ra làm hai hướng: Một là do đoàn phim lựa chọn và cung cấp, Hai là diễn viên tự dùng y phục của mình để quay và hầu hết diễn viên họ đều sử dụng trang phục riêng của mình. Vì thế mới nói, quay phim hiện đại là có thể tiết kiệm được tiền nhiều nhất, cũng không cần phải cất công nghiên cứu chọn lựa để làm gì, và càng không phải lo lắng khi quay xong thì sẽ dùng nó làm gì tiếp theo.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Bảo Duyên

Được quan tâm

Tin mới nhất