Thời gian gần đây, không ít bộ phim truyền hình liên quan đến câu chuyện thời kỳ hậu cung vua Càn Long được khởi quay như Hậu cung Như Ý truyện (后宫如懿传) hay Diên Hi công lược (延禧攻略). Trong những bộ phim khác nhau, chúng ta có thể chiêm ngưỡng được nhiều diễn viên với một số vai diễn giống nhau.
Những diễn viên đảm nhận những vai diễn này khả năng diễn xuất rất tốt, lúc cần dịu dàng ấm áp có dịu dàng ấm áp, lúc cần tàn nhẫn, độc ác có tàn nhẫn độc ác, làm khán giả cảm thấy rất hài lòng với những thứ mình được xem. Nhưng phim ảnh và lịch sử là hai phạm trù khác nhau, chúng ta không thể đánh đồng tất cả mọi thứ mặc dù phim truyền hình đa số đều được phục dựng lại từ lịch sử.
Bởi vì trong lịch sử và trên phim truyền hình đa số những nhân vật này được xây dựng có phần không giống nhau. Nhân vật trong phim có thể làm một số chuyện xấu, làm những chuyện hại người… nhưng trên lịch sử không nhất định là như vậy. Ví dụ như trong lịch sử có một vị A ca, là con ruột của đương kim Hoàng đế Càn Long, lại là đích tử của Hoàng hậu, mặc dù trong phim xây dựng với hình tượng được Hoàng thượng sủng ái thế nhưng trong lịch sử lại là người bị đối xử vô cùng lạnh nhạt. Nhân vật này không ai khác chính là Hoàng tử thứ 12 của Thanh Cao Tông Càn Long hoàng đế - Vĩnh Cơ - con trai của nữ chính Như Ý trong phim truyền hình Hậu cung Như Ý truyện.
Thân phận của vị Hoàng tử này có thể được xem là cao quý nhất trong những vị Hoàng tử thời bấy giờ. Bởi vì người này là con trai do Hoàng hậu sinh ra - hài tử duy nhất của chánh thê (Không tính Vĩnh Cảnh sau này) thêm vào đó những người con trước đây do Phú Sát hoàng hậu sinh ra tất cả đều đã qua đời hết, đáng lẽ vị hoàng tử này sẽ nhận được sự sủng ái vô bờ từ phía Hoàng thượng thế nhưng ngược lại lại mọi chuyện diễn ra thì không phải như vậy. Rốt cuộc là chuyện là như thế nào, chúng ta cùng điểm lại một chút về lịch sử của vị Hoàng tử này nào.
Đầu tiên, khi Phú Sát hoàng hậu qua đời, hậu cung không thể không có tân Hoàng hậu, nếu như không có tân Hoàng hậu vậy thì không có người sẽ chủ trì đại cục. Vì vậy sau này Na Lạp thị đã được chỉ định lên làm Kế hậu - nhân vật Kế hậu này gốc gác gia tộc cũng vô cùng cao quý. Trong lịch sử Kế Hậu đã sinh cho Hoàng thượng đến ba người con thế nhưng những đứa trẻ bất hạnh này chỉ có mình Thập nhị hoàng tử là còn sống sót.
Sau khi Vĩnh Cơ ra đời, không ít người đều tưởng rằng Hoàng thượng sẽ sắc phong Vĩnh Cơ lên làm thái tử, nên không thiếu cảnh người nịnh nọt kẻ tâng bốc nhằm lấy lòng. Với thân phận là đích tử của Hoàng hậu và Hoàng thượng, Vĩnh Cơ hoàn toàn có thể đạt được ngôi vị Thái tử đó thế nhưng Hoàng thượng đã không làm như vậy.
Mọi thứ nhanh chóng được thay đổi khi Thập nhị hoàng tử đến tuổi thành niên, thời gian càng ngày càng trôi qua thì càng có nhiều người dần dần phát hiện, thực lực và trí tuệ của Ngũ a ca Vĩnh Kỳ mới là người xuất chúng nhất trong tất cả các vị hoàng tử, đồng thời lại nhận được sự tín nhiệm sâu sắc từ Hoàng thượng, rất có khả năng sẽ kế vị sau này. Thế là họ lần lượt chuyển sang nịnh bợ Ngũ a ca, từ đó địa vị của Vĩnh Vơ cũng dần dần bị hạ thấp xuống.
Thế nhưng, đó chưa phải là tất cả khi vào năm Càn Long thứ 30, mẫu thân của Vĩnh Cơ - Kế Hoàng hậu đột nhiên bị Hoàng thượng cho người đưa về cung trước trong chuyến Nam tuần lần thứ 4, đồng thời bị tịch thu bốn kim sách được ban tặng trước đây (Nhàn Phi, Nhàn quý phi, Hoàng quý phi, Hoàng hậu), và bị Hoàng thượng đối xử lạnh nhạt từ đó. Sau này Kế Hoàng hậu cũng đã qua đời trong Vĩnh Hòa cung. Trong lúc này, vị hoàng tử mất đi mẫu thân đó chắc chắn cuộc sống sau này sẽ còn khó sống hơn, chịu khổ chịu cực hết mười năm thì Vĩnh Cơ đã qua đời ở tuổi 24. Thế nhưng đến khi mất cũng không hề nhận được bất kỳ sự xem trọng nào từ Hoàng đế Càn Long, đến cả phong hiệu cũng không hề có, có thể xem là bi kịch cả một đời.