Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

'Minh Lan Truyện' tập 23 - 24: Triệu Lệ Dĩnh mang phong thái nữ chủ đòi lại công bằng cho người phụ nữ trong thời đại xưa

Minh Lan cùng lão thái thái về quê phát hiện Thục Lan sống dưới sự áp bức của nhà chồng nhưng lại không thể phản kháng khiến cô phải ra mặt giúp đỡ chị họ của mình.

Ở tập trước của Minh Lan Truyện (明兰传), Cố Đình Diệp nghe theo lời khuyên của Minh Lan mà quyết định tòng quân theo Triệu đoàn luyện. Tuy nhiên dù có thư giới thiệu của Triệu Sách Anh nhưng Cố Đình Diệp và thuộc hạ đi theo anh vẫn chỉ làm lính sai vặt nhỏ bé mỗi ngày đi đào hố chôn những người tử trận. Cố Đình Diệp nghi ngờ lựa chọn của mình là sai lầm nhưng vẫn cố gắng làm theo chỉ thị của cấp trên, nhẫn nhịn chờ đợi.

Trong khi đó, sau khi thoát nạn trên thuyền về tới Hựu Dương, Minh Lan và lão thái thái cuối cùng cũng an toàn đến thăm họ hàng Thịnh gia ở đây. Mục đích của lần đi thăm này lão thái thái không chỉ muốn gặp lại người em họ của mình mà còn muốn tìm cho Minh Lan một mối duyên tốt. Người mà bà nhắm tới chính là Hạ công tử của Hạ gia.

Cố Đình Diệp ban đêm đi tuần quanh quân doanh phát hiện xung quanh yên tĩnh dị thường cho rằng quân địch đang mai phục bèn bẩm báo cho tướng quân của mình biết. Thế nhưng tướng quân lại bác bỏ nhận định của anh. Cố Đình Diệp không thể làm gì được đành phải giả truyền lệnh của tướng quân triệu tập tướng sĩ chuẩn bị ứng chiến với quân địch.

Cố Đình Diệp buộc phải giả truyền lệnh của tướng quân để đánh bại quân địch.

Anh tương kế tựu kế phá tan thế mai phục của quân địch lập công nhưng không dám nhận.

Cố Đình Diệp cao ngạo của ngày trước không còn, anh đã biết thế nào là tiến lui đúng lúc, nhường hết mọi công lao cho tướng quân hòng nhận được sự trọng dụng của ông.

Minh Lan và lão thái thái đến Hựu Dương tham gia lễ thành thân của Thịnh Trường Ngô mới phát hiện tỷ tỷ của Trường Ngô là Thịnh Thục Lan gả nhầm người, chịu khổ nhưng không dám nói ra. Sau khi lễ thành thân của Thịnh Trường Ngô, phu quân của Thục Lan quậy phá, chửi mắng cô nhưng cô luôn phải nhẫn nhịn. Anh lúc nào cũng lên án cô không sinh được cho anh đứa con nào, buộc cô phải nạp thiếp cho mình. Lần này quá đáng hơn anh còn muốn nạp một kỹ nữ đã mang thai với mình làm thiếp. Tuy nhiên gia quy của Thịnh gia là con gái không được chung chồng với kỹ nữ nên Thục Lan quyết không thỏa hiệp.

Minh Lan nhìn thấy Thục Lan vừa phải chịu cảnh chồng không yêu thương, mẹ chồng cay nghiệt mà còn bị đánh đập khiến cô càng xót xa hơn cho thân phận người phụ nữ thời này. Minh Lan không thể nhịn được đứng ngoài nhìn sự việc đành lên tiếng khi các trưởng bối đang phân vân tìm cách giải quyết sự việc. Ai cũng sợ rằng Thục Lan nếu như bỏ chồng sẽ tạo nên tiếng xấu cho Thịnh gia mà không nghĩ cho cô đang phải chịu khổ. Minh Lan đưa ra đề nghị yêu cầu hòa ly.

Giá trị nhân văn nhất của “Minh Lan truyện” có lẽ là nói lên sống phận của người phụ nữ thời phong kiến xưa qua cách nhìn của Minh Lan.

Minh Lan nhìn thấy Thục Lan bị nhà chồng ức hiếp lại lần nữa cảm thán cho số phận của người phụ nữ mà ra mặt muốn giúp đỡ tỷ tỷ.

Tuy nhiên gia đình chồng của Thục Lan quyết không chịu hòa ly ngược lại còn gieo tiếng ác cho cô rằng Thục Lan không tròn đạo nghĩa, không còn tròn nghĩa vụ người vợ. Mẹ chồng cô đứng giữa phố chửi rủa Thục Lan trước mặt nhiều người, chồng cô còn cho rằng cô chỉ là giận dỗi bỏ về nhà mẹ vài hôm để uy hiếp mình. Cả nhà chồng của Thục Lan đều nghĩ rằng cô sẽ không dám bỏ anh, đợi vài hôm sẽ tự đem tiền đến chuộc lỗi để cô được vào cửa nhà chồng.

Nhà chồng của Thục Lan là Tôn gia vốn bần hàn nhờ có của hồi môn của Thục Lan giúp đỡ mới có ngày hôm nay, cũng nhờ Thịnh gia nâng đỡ mới có thể đậu tú tài, nhờ cưới được Thục Lan mới có kẻ hầu người hạ, ruộng đất sinh sống. Thế nhưng lại không biết điều, khinh người quá đáng. Vì vậy mà để nhà chồng Thục Lan đồng ý hòa ly, Minh Lan đưa ra kế sách kêu người hầu đem theo khế ước đất đai, cửa tiệm thuộc của hồi môn Thục Lan đem sang trở về Thịnh gia khiến mẹ con Tôn gia khốn đốn.

Minh Lan đúng với phong thái nữ chủ quyết định dứt khoát, nhanh gọn đánh vào điểm yếu của Tôn gia giúp Thục Lan hòa ly.

Vì người hầu bỏ về Thịnh gia, mất hết cửa tiệm, tiền bạc khiến Tôn gia phải đến Thịnh gia thương lượng. Tôn Chí Cao - Chồng của Thục Lan nhất quyết không chịu hòa ly mà chỉ muốn viết thư bỏ vợ hủy hoại thanh danh của Thục Lan. Tuy nhiên mẹ con anh lại muốn chiếm lấy hết của hồi môn vốn dĩ thuộc về cô. Thậm chí còn đứng giữa các trưởng bối hai họ lên án Thục Lan không biết chiều chồng, ghen ghét với thiếp thất đã có thai, đâm vào lý do cô không thể có thai.

Vì muốn tìm chứng cứ Tôn Chí Cao bao kỹ nữ ruồng bỏ thê tử mà Minh Lan không ngại cùng Phẩm Lan đến kỹ viện tìm tiện tịch của kỹ nữ mà Tôn Chí Cao đã chuộc về tố cáo anh. Thịnh gia vì vậy mà có được bằng chứng giúp lật ngược tình thế chứng minh cho các trưởng bối hai họ thấy được Thục Lan vẫn luôn nhẫn nhịn, Tôn Chí Cao đã quá đáng như thế nào. Cuối cùng, Tôn Chí Cao quá nhục nhã mà đồng ý hòa ly lấy đi phân nửa của hồi môn của Thục Lan.

Lần này giúp đỡ Minh Lan có được tiện tịch còn có công tử của Hạ gia là Hạ Hoằng Văn mà lão thái thái đang muốn tác thành với cô. Việc cô đứng ra hiến kế giúp đỡ Thục Lan khiến lão thái thái thấy được sự bất mãn của Minh Lan đối với việc phân biệt đối xử không công bằng giữa nam và nữ ở thời đại này. Nhưng bà vẫn phải la mắng Minh Lan phải biết khép mình nhiều hơn, không nên thể hiện quá nhiều sẽ thiệt thân.

Cố Đình Diệp sau khi lập công liệu có bước tiến gì mới trong con đường công danh của mình hay vẫn làm một tên lính nhỏ nhoi. Minh Lan ngày càng nhìn thấy rõ sự đau khổ của người phụ nữ bấy giờ khi lấy nhầm chồng dù nhẫn nhịn vẫn không có cách nào sống yên liệu có khiến cô thay đổi suy nghĩ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vũ Phong

Được quan tâm

Tin mới nhất