Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Khi các phương tiện truyền thông bị ma ám

Lịch sử bị ám của các phương tiện truyền thông đã có hơn 30 năm trong dòng phim kinh dị Hollywood, với đủ loại hình thức từ sách, ảnh, băng đĩa, videogame... thậm chí cả mạng xã hội.

Đi cùng với lịch sử phát triển của văn minh nhân loại là sự ra đời của các phương tiện truyền thanh, truyền hình. Đối với các nhà làm phim kinh dị, đây chính là một đề tài hấp dẫn để khai thác. Các sản phẩm truyền thông bị ma ám cũng đa dạng và phong phú vô cùng. Trong năm 2015, “trình độ” ám của ma quỷ đã vươn tới một tầm cao mới: sử dụng mạng xã hội!

Nhân một mùa lễ Halloween đang về mà facebook hẳn nhiên là sân chơi mới của khán giả, chúng ta cùng nhìn lại “lịch sử bị ám” của các phương tiện truyền thông trong hơn 30 năm qua.

The Evil Dead (1982)

Phương tiện bị ám: Sách

evil-dead-necronomicon

Được bọc trong thịt người, chữ viết bằng máu, Necronomicon Ex Mortis không phải là cuốn sách bạn muốn đọc thành lời, trừ khi bạn muốn bị cây sàm sỡ, bị quật quanh cái cabin hay đưa về 1.000 năm trước qua một cánh cổng.

Cuốn sách chết chóc được Sam Raimi lấy cảm hứng từ cuốn truyện huyền thoại Necronomicon, phần “Arab Abdul Alhazred điên” của HP Lovecraft xuất hiện nhiều lần trong các truyện ngắn kinh dị thường hấp dẫn giới trẻ. Hiếm có khi nào độc giả của chúng không phát điên sau khi đọc.

Halloween III: Season Of The Witch (1982)

Phương tiện bị ám: Giai điệu quảng cáo ngày Halloween

halloween-3

Nếu đã từng nghi ngờ quảng cáo là ma quỷ thì không cần tìm đâu xa, phần 3 của series phim Halloween chính là phim cho bạn. Trong phần này, Michael Myers không xuất hiện, nhưng lại có Daniel O'Herlihy trong vai gã làm đồ chơi độc ác, bán những chiếc mặt nạ Halloween sẽ giết người đeo chúng.

Nhưng chúng không thực hiện hành vi tàn ác ngay lập tức mà phải cần đến bài hát khó chịu nhất trên thế giới để kích hoạt, thông qua các vi mạch có chứa mảnh đá Stonehenge. Các tu sĩ tôn giáo cổ Celtic tin vậy đấy.

Poltergeist (1982)

Phương tiện bị ám: TV

poltergeist

“Chúng đang ở đây!!!” - bé gái Heather O’Rourke thốt lên, ngay sau đó một bàn tay xương xẩu xuất hiện và màn hình TV trong phòng bố mẹ cô bé nổ tung.

Lý do các hồn ma di chuyển bằng tia cực âm rất tiện lợi không được giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, đây cũng là một cách khai thác thông minh, mang lại cảm giác rùng rợn không thể chối bỏ mỗi khi TV nhà bạn nhảy vào kênh trắng.

Videodrome (1983)

Phương tiện bị ám: Trạm phát sóng truyền hình

videodrome

Trong tác phẩm kinh dị tâm lý đầy huyền bí của David Cronenberg, James Woods tình cờ bắt được tín hiệu từ một kênh truyền hình chuyên chiếu các bộ phim giết người bạo lực phát sóng từ Malaysia. Mọi chuyện xấu đi nhanh chóng với anh chàng.

Câu chuyện trở nên đầy điên loạn khi Woods mất dần tiềm thức, trải qua cảm giác cơ thể biến thành VCR và TV hoạt động như cánh cổng dẫn đến một nơi không hay biết. Hóa ra các tín hiệu phát sóng tạo nên các khối u não kích thích ảo giác, nhằm dẫn đến một trật tự thế giới mới, nơi TV đã thay thế tất cả mọi thứ. Bởi vì chuyện nó phải thế!

Ringu (1998)

Phương tiện bị ám: Băng

ringu-sadako

Ringu của Hideo Nakata mang đến cho khán giả ma nữ Sadako Yamamura và những cuộn băng bị ám. Với các hình ảnh kinh dị đứt đoạn trên băng VHS, người xem ám ảnh với tiếng chuông điện thoại cùng khoảng thời gian sống đếm ngược, nỗi sợ lạnh sống lưng khi biết rằng xem băng có nghĩa là trở thành nạn nhân kế tiếp.

Mọi chuyện càng trở nên kịch tính hơn khi Sadako mang đến phương tiện bị ám số hai: đó là ti-vi khi ma nữ này chui ra từ trong đó.

My Little Eye (2002)

Phương tiện bị ám: Kênh truyền hình thực tế online

my-little-eye

Một nhóm người lạ gặp vận rủi khi đăng ký tham gia phiên bản trực tuyến của Big Brother. Họ ngày càng nghi ngờ khi dường như không ai biết hay xem chương trình.

Một đoạn hack của chương trình làm lộ ra thực tế đáng lo ngại rằng đường link đăng kí là một chuỗi các con số vô hình, và tập đoàn đứng sau chương trình là một tổ chức cá cược bí mật hàng đầu mà cái được cược là ai sẽ chết tiếp theo.

Shutter (2004)

Phương tiện bị ám: Ảnh

shutter

Sau khi gây tai nạn rồi chạy trốn, nhiếp ảnh gia Ananda Everingham bắt đầu thấy những hình ảnh ma quái trên tất cả các bức ảnh mình chụp. Đó là linh hồn thù hận của Achita Sakamana, người cũng gặp phải chính những thứ ma quỷ trong ảnh ngay trước khi bị đâm.

Nhưng cô không phải chịu bất kỳ chuyện khủng khiếp nào nữa khi mà giờ cô đã chết. Những bức ảnh tiếp theo tiếp tục cung cấp các mảnh ghép giải mã bí ẩn, cho đến khi một sự thật vô cùng tàn khốc được lật ra và bộ phim ghép lại.

Stay Alive (2006)

Phương tiện bị ám: Videogame

stay-alive

Các game thủ PS2 đột nhiên chết hàng loạt một cách dã man - cuộc vật lộn giành quyền sống liên quan đến nữ bá tước Dracula Elizabeth Bathory huyền thoại. Được cho là đã chết ở Hungary, Bathory hóa ra lại đang tiếp tục thú vui đẫm máu của ả trong một dạng kiếp sau ở bang Georgia, Mỹ.

Ả thậm chí tỏ ra khá thành thạo với công nghệ (mặc dù có được các lập trình viên đang sống trong dinh thự của mình giúp đỡ). Cuối cùng ả thoát ra bên ngoài trò chơi và những kẻ còn sống sót đã nhốt ả trở lại bằng việc sử dụng các quy tắc của trò chơi trong thế giới thực. Đó là tất cả nội dung phim và bạn có thể nói nó khá ngớ ngẩn.

https://www.youtube.com/watch?v=a2PW6EWghMg

The Lords Of Salem (2012)

Phương tiện bị ám: Đĩa ghi âm

lords-of-salem

Trong bộ phim kinh dị u tối của Rob Zombie, một bản ghi âm với chất giọng đều đều khó nghe được gửi đến cho đài phát thanh ở Salem, gây ra cho con nghiện DJ Sheri Moon đủ kiểu rối loạn tâm lý. Đào bới tìm tòi lịch sử cho thấy, âm điệu đặc biệt của đĩa này có nguồn gốc từ các phiên xét xử phù thủy từ thế kỷ trước.

Hiệu ứng thôi miên của nó đánh thức ham muốn tiềm tàng trong những người phụ nữ ở thị trấn, nhằm thỏa mãn nhóm phù thủy trước đây bị xử tử. Họ muốn rửa mối hận của mình. Và phải biết rằng không phải tất cả những phù thủy này đều vô tội.

https://www.youtube.com/watch?v=JEV-I_JWwqU

Unfriended (2015)

Phương tiện bị ám: Mạng xã hội

unfriended

Đưa chúng ta hòa nhập với xã hội hiện đại, bộ phim kinh dị của đạo diễn Levan Gebriadze diễn ra hoàn toàn thông qua màn hình tương tác online: tin nhắn Facebook, các cuộc hội thoại Skype, video YouTube…

Một nhóm bạn bè kết nối online để trò chuyện, rồi họ phát hiện một kẻ không được mời có mặt trong nhóm chat mà không thể đẩy ra được. Đó là một con ma trên mạng theo đúng nghĩa - một loại hacker siêu nhiên. Và nó có mục tiêu riêng của mình.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất