Hậu cung Như Ý truyện (如懿传) là bộ phim được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết, kiêm biên kịch Lưu Liễm Tử, với sự tham gia của các diễn viên: Châu Tấn, Hoắc Kiến Hoa, Trương Quân Ninh, Đổng Khiết, Lý Thuần…lấy bối cảnh thời nhà Thanh hậu cung vua Càn Long, kể về cô gái Thanh Anh - Kế Hoàng hậu một đời chỉ đi tìm tình yêu lý tưởng cho riêng mình thế nhưng đến cuối cùng vẫn chịu kết cục bi thảm và xoay quanh câu chuyện tranh quyền đoạt vị nơi chốn hậu cung. Hậu cung Như Ý truyện được xem là phần tiếp theo của Hậu cung Chân Hoàn truyện (后宫甄嬛传), vì vậy Như Ý truyện hứa hẹn sẽ mang lại một tác phẩm hấp dẫn, kịch tính không kém gì so với “đàn chị” của mình trước đây.
Từ khi công chiếu đến nay bộ phim nhận được nhiều sự đánh giá bàn luận khác nhau của khán giả, khen chê đều có, thế nhưng thành tích mà Như Ý truyện đạt được ngày hôm nay vẫn là rất tốt.
Một trong những thứ thu hút sự đánh giá của khán giả nhiều nhất là phục trang và đạo cụ khi vừa mới mở đầu phim là chiếc khăn choàng của Như Ý hay chiếc áo gile nhỏ màu xanh là của Càn Long… Những chi tiết này làm khán giả khó có thể chấp nhận được.
Thế nhưng, khi đã dần dần bắt kịp vào các tình tiết trong phim, khán giả sẽ “cảm thụ” được nổi khổ tâm mà đoàn phim đã bỏ ra vào trong phục trang, đạo cụ, cảnh quay hay lễ nghi. Từ trang phục của Càn Long do Hoắc Kiến Hoa diễn đến các loại trang sức hoa lệ, sang trọng của các phi tần trong hậu cung đều làm cho khán giả phải nhìn nhận dưới một con mắt khác, các màu sắc của đồ án trong phim cũng làm người khác phải say mê.
Nếu xét về phương diện về lễ nghi và cảnh quay như buổi đăng cơ đại điển của Càn Long hay sắc phong đại điển của các phi tần trong hậu cung, thậm chí các phân cảnh về tang lễ hay thờ cúng thánh thần đều được đầu tư một cách vô cùng công phu và tỉ mỉ. Còn nếu xét về phương diện đạo cụ, nhỏ thì từ các đồ bảo vệ móng tay của Như Ý và phi tần, lớn thì từ cái khiêng kiệu hay ghế rồng của Càn Long đều được đoàn phim đầu tư vô cùng chi tiết, tinh xảo.
Nếu như nói đạo cụ nào mắc nhất trong Như Ý truyện thì đó chính là chiếc thuyền hào hoa, sang trọng mà Hoàng thượng cùng chúng phi tần ngồi trong lúc đi du sơn ngoạn thủy . Đối với những khán giả thường hay xem qua các tác phẩm liên quan đến Càn Long chắc chắn sẽ biết được, Càn Long bình sinh thích nhất làm một chuyện đó chính là được ra ngoài đi đây đi đó, đặc biệt là đi Nam Tuần. Theo như tài liệu lịch sử ghi chép lại được, Càn Long đã từng sáu lần di giá đến Giang Nam chỉ để du sơn ngoạn thủy, trong đó thuyền là một trong những phương tiện giao thông được vị hoàng đế này thường hay sử dụng nhất. Vì vậy, trong Như Ý truyện đoàn phim cũng đã cố tình tạo ra rất nhiều con thuyền bằng gỗ khác nhau biến chúng trở thành đạo cụ phục vụ trong công tác làm phim.
Thế tại sao lại nói con thuyền phục vụ cho việc “đi chơi” này của Càn Long lại là mắc nhất? Câu trả lời rất đơn giản, vì nó được đoàn làm phim mời riêng công ty chế tác đạo cụ có chuyên môn về làm ra. Chiếc thuyền này có chiều dài 20m, chiều rộng là 5,3m và chi phi đốt vào đây là 2,4 triệu NDT. Bởi vì thân thuyền quá nặng, để đưa được đến trường quay là một chuyện khá vất vả vì thế chúng đã được chia ra làm nhiều phần khác nhau để bố trí và lắp đặt, khi mọi thứ đã hoàn tất thì sẽ có một chiếc xe craneman (xe cần trục) đến đưa chiếc thuyền xuống nước. Chỉ cần nghĩ tới cũng biết cả quá trình diễn ra vất vả như thế nào rồi.
Mặc dù, bỏ qua một số tiền khá lớn và trải qua quá trình gian khổ vất vả như vậy thế nhưng “đất dụng võ” của chiếc thuyền này lại không nhiều, sự xuất hiện của nó chắc chỉ được đếm trên đầu “đốt” tay. Vốn dĩ đoàn làm phim của Như Ý truyện không cần phải tiêu tốn nhiều như vậy để tạo ra một chiếc thuyền mới, họ chỉ cần trực tiếp sử dụng các loại gỗ mà mình có là được, thế nhưng vì muốn có thể phục vụ đến khán giả một bộ phim tốt nhất, chất lượng nhất họ đã chọn cách làm ngược lại.
Đối với việc chiếc du thuyền trị giá hơn 2 triệu NDT trong Hậu cung Như Ý truyện bạn có cách nhìn nhận như thế nào? Hoan nghênh đến tham gia thảo luận cùng Saostar chúng tôi.