Bài báo này cũng chỉ rõ rằng những việc làm này chỉ có tác dụng “thu hẹp” danh tiếng của các nghệ sĩ. Những ngôi sao nổi tiếng như Ngô Diệc Phàm, Dương Mịch, Lộc Hàm, Thái Từ Khôn cũng “trúng tên” trong bài báo này.
Phần mở đầu báo cáo đã lên tiếng chỉ trích album của một ngôi sao lưu lượng nhờ sự ủng hộ điên cuồng nhưng “giả dối” của fan hâm mộ mà đứng top 1 trong hệ thống itunes của Mỹ. Bài viết này không nêu trực tiếp tên chủ nhân của album này, nhưng phần lớn cư dân mạng đều gọi đích danh Ngô Diệc Phàm ra để bàn luận xôn xao.
Quả thực vụ việc fan Ngô Diệc Phàm đã hack số liệu đã gây ồn ào trong dư luận suốt một khoảng thời gian, cuối cùng Ngô Diệc Phàm bị gỡ khỏi hệ thống itunes Mỹ, có thể nói đây là một “bài học nhớ đời” cho những fan hâm mộ thiếu lý trí.
Tuy nhiên, hiện tượng này đã sớm xuất hiện từ lâu trong giới giải trí, hành vi thiếu lý trí của fan hâm mộ dường như có ở khắp mọi nơi. Tháng 8 năm ngoái, Thái Từ Khôn nổi tiếng qua chương trình Thực tập sinh thần tượng (Idol Producer) đã bị Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên phê bình đích danh do một trạng thái trên weibo của Thái Từ Khôn được chia sẻ hơn 100 triệu lượt gây ra nghi vấn số liệu bị làm giả.
Trong bài báo này của Nhật báo Quang Minh cũng nhắc đến sự việc này, đồng thời còn mượn lời biên kịch Uông Hải Lâm chỉ ra rằng: “Ngôi sao lưu lượng thầm cho phép, thậm chí cổ vũ fan hâm mộ làm giả đã phá hủy toàn bộ ngành công nghiệp giải trí của công chúng”.
Ngoài ra, trong bài báo này còn nêu rất chi tiết các vụ việc “mua hot search”, “mua fan”. “mua comment”…đã trở thành các “sản phẩm” đính kèm của các lưu lượng ngôi sao. Mà thực chất đằng sau “ánh hào quang” của những số liệu được làm giả này thực chất chính là hành động của các công ty quản lý nghệ sĩ.
Không chỉ có số liệu của các ngôi sao lưu lượng không chân thực, đến một số diễn viên hạng D hiện nay cũng cần phải xem xét lại. Bởi mỗi một trạng thái đăng tải trên weibo của họ, phía công ty quản lý đều phải bỏ tiền ra để duy trì số liệu. Nếu sau khi đăng đàn mà lượt chia sẻ và số lời bình luận quá thấp thì cũng không phù hợp với thân phận của các ngôi sao.
Đương nhiên những người quen thuộc với giới giải trí đều biết rõ rằng duy trì số liệu là điều căn bản nhất để duy trì lưu lượng. Danh sách hotsearch trên các trang mạng dường như cũng được đánh giá rõ ràng, bất luận là công ty quản lý nghệ sĩ, hay fan hâm mộ nghệ sĩ, chỉ cần họ chịu chi tiền thì chắc chắn có thể tạo ra số liệu và lưu lượng khổng lồ. Nhưng những lưu lượng và số liệu này sau khi “mất nước” thì rốt cục còn bao nhiêu giá trị?
Nhật báo Quang Minh còn chỉ ra rằng, năm 2017, một dự án phim cổ trang do công ty quản lý của một lưu lượng ngôi sao đầu tư sản xuất đã trở thành bom tấn truyền hình của năm. Nhưng chỉ một năm sau, bộ phim điện ảnh do ngôi sao này đóng chính chỉ nhận được doanh số phòng vé là 24 triệu NDT.
Đoạn văn này dường như dành để phê bình Dương Mịch. Năm 2017, Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa vô cùng thành công, trở thành một bộ phim bom tấn của năm. Nhưng năm 2018, bộ phim điện ảnh Bảo Bối Nhi do Dương Mịch đóng chính lại không nhận được đánh giá cao, cũng không đạt doanh thu phòng vé cao. Thành tích cuối cùng của bộ phim chỉ đạt 24 triệu NDT.
Ngoài ra, bài báo này dường như còn nhằm cả vào Điềm mật bạo kích của Lộc Hàm - Quan Hiểu Đồng.
Đối với những lời phê bình trong bài báo này, có rất nhiều cư dân mạng bày tỏ sự tán đồng và khen ngợi. Nhưng cũng có cư dân mạng cho rằng, hiện tượng này đã chẳng còn là hiện tượng riêng của ai, rất nhiều lưu lượng ngôi sao hiện nay đều đi theo con đường này dẫn đến bảng xếp hạng (âm nhạc) hoàn toàn không có giá trị chất lượng.
Quả thực những chuyện mua fan, mua xếp hạng, số liệu giả…sớm đã trở thành bí mật được công khai trong giới giải trí. Nhưng giống như Nhật báo Quang Minh nói, nếu không dùng lưu lượng để đánh giá chất lượng, không nỗ lực nâng cao tác phẩm và diễn xuất của diễn viên, thì những ảo ảnh do số liệu giả mang lại cuối cùng cũng sẽ chỉ như bong bóng, và danh tiếng của bản thân các ngôi sao sẽ ngày càng thu hẹp.