Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

'Dragon Ball': Top 5 điều kỳ thú về cơ thể của quái nhân Cell

Phùng Tuấn - CTV Theo dõi Saostar trên google news

Cơ thể của Cell có gì đặc biệt mà lại khiến hắn trở thành một trong những phản diện nguy hiểm nhất Dragon Ball Z?

Cell là một trong những nhân vật phản diện đáng nhớ nhất trongDragon Ball Z, một kẻ thù mạnh mẽ có khả năng hấp thụ sinh mạng người khác và lấy đi năng lượng sống của họ. Nhưng nhờ cấu trúc gen khác biệt của mình, hắn có thể sử dụng một số khả năng vô cùng thú vị.

'Dragon Ball': Top 5 điều kỳ thú về cơ thể của quái nhân Cell Ảnh 1

Có thể hút sinh lực của người khác bằng đuôi

Một trong những sức mạnh đáng sợ nhất của Cell là khả năng hấp thụ sinh lực và khí của bất cứ ai, bằng cách sử dụng đuôi của hắn. Các dạng Cell Không hoàn hảo và Bán hoàn hảo đều sở hữu một chiếc đuôi dài, có chức năng tương tự như vòi của muỗi.

'Dragon Ball': Top 5 điều kỳ thú về cơ thể của quái nhân Cell Ảnh 2

Thông qua nó, Cell có thể đâm vào cơ thể người và hút sạch sinh lực của họ với tốc độ cao, khiến cơ thể họ trở thành hư vô chỉ trong chốc lát. Chiêu này giúp Cell dự trữ khí, đồng thời tăng giới hạn khí, đồng nghĩa với việc khiến hắn ngày càng mạnh lên.

Trong trường hợp hấp thụ Android 17 và Android 18, Cell có thể mở rộng phần đuôi nhằm nuốt chửng mục tiêu, do không thể dùng phương thức hút bởi họ không phải con người.

'Dragon Ball': Top 5 điều kỳ thú về cơ thể của quái nhân Cell Ảnh 3

Có thể tái sinh ở cấp độ tế bào

Khả năng hồi phục có thể là một trong những thuộc tính hữu ích nhất của Cell. Sở hữu DNA Namekian trong mình, Cell có khả năng mọc lại các chi bị đứt lìa khi muốn. Mặc dù quá trình đó rất đau đớn, nhưng lại giúp loại bỏ mọi thiệt hại còn sót lại trên người Cell trong trận chiến.

'Dragon Ball': Top 5 điều kỳ thú về cơ thể của quái nhân Cell Ảnh 4

Nhờ sức mạnh tuyệt đối của mình, yếu tố hồi phục ấy thực sự có thể tái tạo cơ thể hắn từ một tế bào duy nhất, cho phép hắn sống lại ngay cả sau khi hắn sử dụng đòn tự hủy. Cùng với DNA Frieza kiên cường của mình, yếu tố hồi phục của hắn dường như còn mạnh hơn đáng kể so với người Namek.

Về mặt lý thuyết, điều này làm cho Cell gần như không thể bị giết. Tuy nhiên, nếu trúng phải một đòn đủ mạnh để phá hủy tất cả các tế bào theo nghĩa đen,không còn sót lại gì ở cấp độ phân tử, thì Cell nhất định sẽ chết.

DNA Saiyan giúp mang lại lợi thế tăng tiến sức mạnh không ngừng

'Dragon Ball': Top 5 điều kỳ thú về cơ thể của quái nhân Cell Ảnh 5

Là chủng tộc chiến binh hiếu chiến nhất vũ trụ, tộc Saiyan có rất nhiều phương thức tăng tiến sức mạnh. Và Cell cũng vậy. Nhờ DNA của Goku và Vegeta, Cell có tiềm năng mạnh lên một cách đáng kinh ngạc sau mỗi trận chiến.

'Dragon Ball': Top 5 điều kỳ thú về cơ thể của quái nhân Cell Ảnh 6

Nổi bật nhất có lẽ là khả năng mạnh lên sau mỗi lần chữa lành viết thương. Về cơ bản thì, đây vốn là năng lực ăn sâu vào cách sống của người Saiyan, khiến họ luôn tìm kiếm thử thách và vượt qua giới hạn mỗi khi thất bại.

Kết hợp với năng lực hồi phục của người Namek, việc đánh bại hắn là vô cùng khó bởi sau mỗi lần "bị giết", hắn sẽ dần thu ngắn khoảng cách với đối phương. Nếu đòn Kamehameha toàn lực của Gohan không đủ mạnh để hủy diệt Cell ở cấp độ phân tử, thì chắc chắn hắn sẽ tiếp tục mạnh hơn nữa.

Khả năng sinh tồn của tộc Frost Demon

'Dragon Ball': Top 5 điều kỳ thú về cơ thể của quái nhân Cell Ảnh 7

Bên cạnh DNA Saiyan và Namekian, Cell còn sở hữu DNA của Frieza. Điều này có nghĩa là khả năng sinh tồn của hắn mạnh ngang hoặc vượt xa tộc Frost Demon, giúp hắn có thể sống sót trong không gian vũ trụ, vượt qua điều kiện môi trường thiếu oxy và chịu được cái lạnh bên ngoài không gian.

Bên cạnh đó, việc sở hữu trí tuệ của Frieza cũng khiến Cell có tiềm năng đạt được trạng thái Golden, nếu như hắn còn sống và rèn luyện bản thân đủ lâu.

Có thể tạo ra các bản sao của chính mình

'Dragon Ball': Top 5 điều kỳ thú về cơ thể của quái nhân Cell Ảnh 8

Với năng lực của tộc Namek, Cell có thể "đẻ con" bằng cách "phun" ra từ đuôi (thay vì bằng miệng) nhờ hình thức sinh sản vô tính. Các con non này được gọi là Cell Junior, có vẻ ngoài giống y hệt phiên bản trẻ con của dạng Cell hoàn hảo, tuy nhiên lại không có đuôi. Điều này đồng nghĩa với việc chúng chỉ là những phiên bản sao chép kém chất hơn, chứ không thực sự là "con" của Cell.

'Dragon Ball': Top 5 điều kỳ thú về cơ thể của quái nhân Cell Ảnh 9

Khi mới được tạo ra, Cell Junior mạnh đến mức ngang hàng với Vegeta lẫn Trunks ở thời điểm đó. Tuy nhiên, những con còn sống (sau khi cố gắng tái sinh) lại không hề mạnh lên mặc dù đã trải qua cả chục năm, khiến chúng dễ dàng bị Android 17 chế ngự và trở thành các chiến binh bảo vệ cho Đảo Quái vật.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phùng Tuấn - CTV

Được quan tâm

Tin mới nhất