Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

CJ CGV có thể 'chơi xấu' Tấm Cám: Chuyện chưa kể tại Liên hoan phim Busan?

Khải Huyền - Tiên Yokiu Theo dõi Saostar trên google news

Liệu liên hoan phim được coi là lớn nhất châu Á hiện nay có thể dễ dàng bị chi phối bởi một nhà phát hành phim?

Để trả lời câu hỏi đặt ra ở nhan đề bài viết, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về cơ cấu và cách thức hoạt động của Liên hoan phim quốc tế Busan (Busan International Film Festival, viết tắt là BIFF). Được tổ chức hàng năm tại thành phố biển Pusan - Hàn Quốc, BIFF là một trong những đại hội điện ảnh quan trọng nhất tại châu Á. Kỳ liên hoan đầu tiên được tổ chức từ ngày 13 đến 21 tháng 9 năm 1996 và đây cũng là lần tổ chức liên hoan phim quốc tế đầu tiên tại Hàn Quốc.

LHP Busan lần thứ 21 năm nay diễn ra từ ngày 6 đến 15/10, có hơn 300 tác phẩm từ 69 quốc gia được chọn lựa. Trong số đó 64 phim truyện mới hoàn toàn lần đầu tiên được trình chiếu và 26 tác phẩm ra mắt rộng rãi.

20150905_3

Liên hoan phim quốc tế Busan họat động nhằm tôn vinh những tác phẩm điện ảnh truyền hình Châu Á xuất sắc nhất trong 1 năm trở lại. Các giải thưởng trọng tâm trong khuôn khổ lễ trao giải bao gồm: 

1. FIPRESCI Award: Giải do các nhà báo điện ảnh quốc tế bình chọn

2. Netpac Award (Network for the Promotion of Asian Cinema): Giải do các nhà làm phim khắp châu Á bình chọn là giải phim truyền hình xuất sắc nhất

3. Sonje Award: Giải phim Hàn Quốc ngắn xuất sắc nhất

4. Woonpa Award: Giải phim tài liệu Hàn Quốc xuất sắc nhất

LHP Busan trong những năm trở lại đây luôn nhận được những ý kiến trái chiều về chất luợng cũng như uy tín, vì sự kiện này đã vấp phải làn sóng tẩy chay của đa số các nhà làm phim Hàn Quốc do mâu thuẫn giữa ban tổ chức và chính quyền thành phố. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, Liên hoan phim quốc tế Busan đã có 21 năm họat động và vẫn là 1 trong những lễ trao giải phim có quy mô lớn nhất Châu Á.

20150905_5

Quá trình tổ chức Liên hoan phim năm nay gặp khá nhiều khó khăn vì vướng phải cơn bão lịch sử Chaba vừa đổ bộ Busan, khiến nhiều sự kiện lớn nhỏ phải thay đổi địa điểm hoặc hủy bỏ hoàn toàn và làm nhiều khách mời e ngại trước tình hình thời tiết tại đây.

Tuy vậy, trước những nỗ lực khắc phục của ban tổ chức và quy mô lớn của chương trình, rất nhiều ngôi sao đã có mặt trên thảm đỏ để tham dự sự kiện danh giá này.Trong khuôn khổ lễ liên hoan lần thứ 21 năm nay, Việt Nam cũng vinh dự khi được góp mặt 2 đại diện là Tấm Cám - Chuyện chưa kể của nữ đạo diễn Ngô Thanh Vân và phim tài liệu Thành phố của những tấm gương của nhà làm phim trẻ Trương Minh Quý. Cả hai phim đều tranh tài ở hạng mục Window of Asia Cinema (Cửa sổ Điện ảnh châu Á). Đây là hạng mục dành riêng cho những tác phẩm điện ảnh mới của các nhà làm phim châu Á, cùng với những bộ phim hay trong năm để đại diện cho các xu thế của điện ảnh tại châu lục này.

Tâm cám - chuyện chưa kể là tác phẩm đầu tay của nữ đạo diễn Ngô Thanh Vân

Tấm Cám: Chuyện chưa kể là tác phẩm đầu tay của nữ đạo diễn Ngô Thanh Vân

Do đạo diễn Ngô Thanh Vân đang có việc bận tại Mỹ nên học trò của cô là Isaac - trưởng nhóm 365 được cử đi thay. Anh chàng khiến người hâm mộ Việt Nam tự hào vì phong thái đĩnh đạc, tự tin trên thảm đỏ.

8

Chưa kể, Isaac còn vinh dự nhận giải A Rising Star (Ngôi sao đang lên) trong khuôn khổ lễ trao giải “Ngôi sao châu Á” - một trong 6 hạng mục chính của giải này. Đạo diễn người Singapore Boo Junfeng nhận giải Rising Director cho phim Apprentice, nam diễn viên Lee Byung Hun được trao giải Actor of the Year và mỹ nhân Han Hyo Joo đoạt giải Actress of the year.

10 11 12

Sự thành công của Isaac và Tấm Cám: Chuyện chưa kể tại Liên hoan phim Busan vừa qua lại làm dấy lên tranh cãi: Có hay không chuyện CJ CGV (công ty mẹ của CJ CGV Việt Nam tại Hàn Quốc) có quyền lực đủ để “tác động” lên Ban tổ chức Liên hoan phim để gây khó dễ cho đoàn làm phim Tấm Cám, nếu muốn?

1

“Phát súng” đầu tiên đến từ một nhà báo khi anh cho rằng, CJ CGV đã “chơi đẹp” với Tấm Cám mặc cho những lùm xùm giữa hai bên cách đây vài tháng, dù hãng này là nhà tài trợ cho Liên hoan phim và hoàn toàn có thể “mượn việc công trả thù riêng”.

Tuy nhiên, phía Ngô Thanh Vân ngay lập tức bác bỏ luận điểm này:

2

Tuy nhiên sau đó đả nữ đã nhanh chóng gỡ dòng trạng thái này xuống.

Một nhiếp ảnh gia từng chụp nhiều ảnh hậu trường cho Tấm Cám thì phân tích kỹ càng hơn:

3

Theo anh, chuyện xảy ra trước kia giữa nhà phát hành CGV và Tấm Cám là trách nhiệm của những nhân viên CGV tại Việt Nam, bởi vậy phía công ty mẹ Hàn Quốc không có sự can thiệp nào tới “chuyện nội bộ” của thị trường Việt Nam, nên Tấm Cám vẫn được đường hoàng đi dự liên hoan phim tại chính quê hương của CGV.

Trên thực tế, CJ CGV Hàn Quốc đã tài trợ tài chính cho Liên hoan phim từ 10 năm nay và thậm chí còn có một giải thưởng riêng mang tên mình: CGV Arthouse Award. Nhưng điều đó liệu đã đủ để hãng này có thể “một tay che trời”? Theo như danh sách nhà tài trợ được đăng tải trên trang web chính của Liên hoan phim, hãng này chỉ là 1 trong… 21 nhà tài trợ, thậm chí còn không phải nhà tài trợ Vàng và Kim cương.

5

Một cái tên quen thuộc khác là Lotte Ent cũng có mặt trong danh sách tài trợ.

6

Một cá nhân được cho là am hiểu tình hình điện ảnh Hàn và cách thức vận hành của Liên hoan phim giải thích về cách làm việc “sang tai” của người Hàn. Chị khẳng định “CGV đã không chơi bẩn” khi không hề can thiệp vào việc đề xuất cho Tấm Cám đi dự Liên hoan phim, dù với cách thức “ngồi lê đôi mách” trong cộng đồng Hàn Quốc.

Điều này cho thấy, nếu CGV thực sự có thể “tác động” được đến Liên hoan phim Busan thì cũng chỉ ở ngưỡng “đề xuất” theo kiểu truyền miệng giữa các cá nhân với nhau, chứ không thể “cấm” đoàn làm phim Tấm Cám bước lên thảm đỏ dù có dùng tới “quyền lực” của nhà tài trợ.

Trước đó, ông Kim Ji-seok - giám đốc nội dung của Liên hoan phim chia sẻ về việc đưa Tấm Cám tới Busan: “Đây có thể là một trong những bước tiến đầu tiên quan trọng để những bộ phim của Việt Nam có thể vươn ra thị trường điện ảnh thế giới. Bộ phim này có đủ chất lượng và thực sự đáng chú ý, để có khả năng đáp ứng được nhu cầu giải trí không chỉ của khán giả Việt Nam mà cả với khán giả thế giới ở bên ngoài quốc gia của các bạn”.

Trong lịch sử 21 lần tổ chức của Liên hoan phim Busan, nhiều bộ phim của Việt Nam đã được giới thiệu với bạn bè quốc tế trong hạng mục A Window of Asia Cinema như Bi, đừng sợ (đạo diễn Phan Đăng Di), Đập cánh giữa không trung (nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp), Quyên (đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình)… Tuy nhiên gần đây, Liên hoan phim Busan vấp phải làn sóng tẩy chay tại Hàn Quốc do có mâu thuẫn với chính quyền sở tại.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Khải Huyền - Tiên Yokiu

Được quan tâm

Tin mới nhất