Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Châu Tấn nhận quay 'Hậu cung Như Ý truyện' là một quyết định sai lầm?

Liệu rằng sự trở lại với "Hậu cung Như Ý truyện" (如懿传) lần này của Châu Tấn có phải là quyết định đúng đắn hay không?

Hậu cung Như Ý truyện (如懿传bộ phim được xem là phần tiếp theo của Hậu cung Chân Hoàn truyện (甄嬛传của tác giả kiêm biên kịch Lưu Liễm Tử với sự tham gia của các diễn viên Châu Tấn, Hoắc Kiến Hoa, Đổng Khiết, Trương Quân Ninh… từ khi khởi quay đến ngày lên sóng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả, thế nhưng khi bộ phim thực sự được lên sóng thì lại nhận được sự quay lưng của chính họ. Nhiều khán giả cho rằng nếu như bộ phim này không có Châu Tấn nhất định sẽ còn thấp hơn thành tích bây giờ đạt được, chính nhờ kỹ thuật diễn xuất của Châu Tấn mới có thể giúp bộ phim tăng thêm phần chất lượng, hấp dẫn.

Những tranh luận với quy mô lớn liên quan đến bộ phim này bắt đầu vào năm ngoái khi Phỉ Ngã Tư Tồn lên tiếng chỉ trích Lưu Liễm Tử đạo văn, sao chép ngay cả những từ sai lỗi chính tả của mình. Đến khi Hậu cung Như Ý truyện được cấp phép lên sóng, Phỉ Ngã Tư Tồn vẫn chưa chịu bỏ qua, tiếp tục nhắc lại vấn đề trên weibo của mình.

Sau khi bị tố đạo văn, đạo diễn của Hậu cung Như Ý truyện đã có một câu trả lời ngắn gọn rằng: “Nếu thật sự đạo văn thì đi lên toà kiện đi, đừng có suốt ngày lên mạng mắng chửi ùm sùm”.

Ngày lập tức, đạo diễn này nhận được sự đáp trả của Phỉ Ngã Tử Tồn. Nhà văn này cho rằng bản thân khi nào cảm thấy cao hứng nhất định sẽ đi kiện còn bây giờ thì chỉ thích nói trên weibo vậy thôi.

Khi những lời này được phát ra dẫn đến sự tranh luận của tác phẩm chỉ nhiều có nhiều chứ không ít, nhất định sẽ ảnh hưởng đến Châu Tấn.

Giả sử nếu như không có chuyện này xảy ra thì việc Châu Tấn chấp nhận quay bộ phim Hậu cung Như Ý truyện này, xét trên nhiều phương diện mà nói thì đây vẫn không phải là một quyết định đúng đắn.

Xét về khâu kịch bản nếu như Hoàng đế Càn Long trong Diên Hi công lược ngoài việc “chiều chuộng” những vị phi tử của mình thì vẫn không quên giải quyết, xử lý chuyện quốc gia đại sự, những vấn đề như hoàng hà trị thủy, Kim Xuyên, miễn thuế vụ… thường xuyên được nhắc tới, đến cả nương nương trong hậu cung cũng lo lắng do phát cháo cho dân bị nạn đã làm tăng thêm tính thuyết phục cho nhân vật Hoàng đế thì đến với Hậu cung Như Ý truyện suốt ngày chỉ biết quản chuyện hậu cung. Phi tử vì mấy cục than mà cãi nhau người cũng quản, phi tử bị một tát tai vết thương trên mặt dưỡng không tốt người cũng quản, thậm chí còn đích thân làm bột hương để tặng phi tử. Vì vậy khán giả cho rằng đây chỉ là một ông vua vô cùng cố gắng, nỗ lực đối với “sự nghiệp hậu cung” của mình. Còn về phần hậu cung đấu đá nhau được xem là thủ đoạn cực đoạn nhưng mưu kế thì lại quá sơ sài.

Còn nếu như nói về Châu Tấn, nhiều khán giả cho rằng cô là độc nhất vô nhị, chỉ cần xem ảnh do đoàn phim tung ta cũng có thể cảm nhận được khả năng diễn xuất của cô ấy. Cũng chính bởi vì Châu Tấn đặc biệt như vậy nên mới không thuộc về phim thể loại cung đấu thế này. Châu Tấn mỗi lần rơi nước mắt đều làm cho khán giả cảm giác đây chính là phim điện ảnh. Vì vậy câu hỏi được đặt ra ở đây chính là: “Nước mắt thuộc về chất cảm của phim điện ảnh làm sao có thể được đặt ở trong một bộ phim cung đấu như thế này?” Vậy thì có phần hơi lãng phí.

Một diễn viên tốt lại có tính cách mềm mỏng thì sẽ có đặc chất đặc biệt dành riêng cho tim mình không cách nào có thể xóa bỏ được. Mà phim cung đấu lại được xem là xung khắc với đặc chất đó. (Đặc chất là phương thức suy nghĩ, tâm trạng tương đối ổn định của một người)

Đối với dòng phim này mà nói thì “Cung đấu” hai chữ này đã quyết định đến câu chuyện của cả bộ phim. Khi một bộ phim làm về đề tài hậu cung tranh đấu, nếu muốn thu hút khán giả thì phải biết làm sao cho nội dung thoát khỏi những kiểu cách trước giờ vẫn hay dùng, mà muốn thoát khỏi nó thì chỉ một cách duy nhất, là thoát khỏi tiêu chuẩn “mưu hại nhau để tranh sủng”. Cần phải để cái gọi là quyền lực rời xa chúng ta. Hiện nay, chỉ có bộ phim Thâm cung nội chiến mới thực sự làm được điều đó, và đây cũng chính là bộ phim cung đấu duy nhất không xem quân vương là nam chính, bởi 4 nữ chính đều có mục đích, lý do sống vì người khác chứ không của riêng mình.

Chân Hoàn truyện tuy gần cuối phim nữ chính cố tình hại chết Hoàng đế thế nhưng bản chất của bộ phim vẫn là quyền lực, trong nội dung của bộ phim không có quyền lực thì không có tất cả. Đến với Diên Hi công lược, nửa đầu của phim được xem là mới mẻ khi trong mắt nữ chính chỉ có tình chị em, ngoài ra không hề xem trọng bất cứ thứ gì, lại còn được quyền tự do ngôn luận và cảnh phim được xem là kinh điển là khi Ngụy Anh Lạc chọc tức Hoàng đế Càn Long đến thổ huyết thế nhưng đến cuối cùng vẫn là đi trên lối mòn ấy. Nhưng đối với một bộ hậu cung tranh đấu mà nói thì việc đi theo hướng nhân vật trong phim sẽ bị chi phối và phục tùng bởi quyền lực là một trong những hình thức rất khó để thay đổi.

Các bạn cảm thấy việc Châu Tấn chấp nhận quay Hậu cung Như Ý truyện có phải là một quyết định đúng đắn hay không?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Bảo Duyên

Được quan tâm

Tin mới nhất