Lần đầu tiên tôi gặp Châu Tấn là vào năm 2007. Khi ấy tôi đang đợi cô nàng tại studio thì nhân viên bỗng nói: “Chị ấy vừa chạy lướt qua cô kìa!”, tôi vội quay đầu lại nhìn. Đó là một cô gái mặc chiếc áo thun đen cỡ lớn, vóc dáng nhỏ bé, tôi hoàn toàn không nhận ra cô. Lần đó chúng tôi trò chuyện rất hăng say, rất vui vẻ. Khi nói đến bộ anime “Cô gái vượt thời gian”, cô ấy reo lên: “Tôi có xem bộ phim đó!”. Nói rồi cô nhảy khỏi ghế, tạo dáng xuyên không giống như cô gái trên poster phim. Xuyên suốt cuộc phỏng vấn, cô liên tục biến hóa từ chú gấu Koala đến cô nàng Geisha khiến chúng tôi cười ngặt nghẽo.
Hồi đó tôi biết cô ấy cực kỳ yêu thích phim ảnh, cô ấy nói cô ấy thích một bộ phim tên là “Ông già và biển cả”, rồi cô mô tả nó, nhưng thật ra đó là bộ phim điện ảnh nghệ thuật nổi tiếng “Eternity and a day” của Theo Angelopoulos. Cô ấy thích truyện tranh, thích âm nhạc, hễ nổi hứng lên là sẽ hát cho người khác nghe, thích những thức mùi diệu kỳ. Khi đó cùng bận rộn chung với cô còn có cả Đại Tề, lúc nào cũng nở nụ cười dịu dàng, thi thoảng lại xen vào mấy câu, nói rằng mình rất thích bộ anime “Black and White”. Cô ấy nói anh ấy mang từ Đài Loan đến rất nhiều manhua, giọng điệu phàn nàn nhưng lại ngập tràn yêu thương, còn có phần tự hào về người yêu mình. Anh ấy quỳ xuống giúp cô ấy chỉnh lại giày, cô ấy rất tự nhiên đặt đôi chân mình trong bàn tay anh ấy. Khi đó họ là một cặp hoàn mỹ, cô ấy là tác phẩm của anh ấy, còn anh ấy lại là linh cảm của cô ấy.
Năm đó, cô ấy vừa đóng xong bộ “Nếu như yêu”, sự nghiệp thăng tiến như gió. Mọi người nhìn thấy ở cô một khả năng quý giá, đó là có thể dung hòa cả nghệ thuật và kinh doanh. Thế là một nữ diễn viên có tài diễn xuất cao siêu và sự nhạy bén vô song ra đời, nhưng con đường nghệ thuật thông thể cô lập cô và kinh doanh cũng chẳng thể nào làm khó được cô. Cô không sợ bị “kinh doanh hóa”, càng không sợ bị “nghệ thuật hóa”.
Cô ấy hoàn toàn không biết bản thân đang đứng trên đỉnh của kim tự tháp. Trong suốt quá trình phỏng vấn, cô ấy vẫn ngồi xếp bằng trên chiếc ghế cao thường có ở quán bar, cười đùa như một đứa bé, hút thuốc, trông hết sức vui vẻ, vô ưu vô lo. Hình như mọi thứ đối với cô ấy mà nói, đều là trò chơi cả.
Năm 2008, ngày tôi phỏng vấn cô ấy trùng hợp là vào ngày 12 tháng năm. Tôi đang ở tại studio nên chẳng biết chuyện gì đang xảy ra, chỉ mơ hồ nghe người ta nói là có động đất. Hôm đó tâm tình cô ấy không được tốt, mặt mũi tái xanh.
Xong việc rồi chúng tôi cùng nhau đến Tam Lý Truân dùng cơm tại một quán bar ngoài trời, cây dương to lớn đung đưa trong gió kêu lên những tiếng xào xạc. Cô ấy tự làm một cái bánh sandwich, tự hào nói rằng đó là do chính mình phát minh! Cô ấy thừa nhận bản thân không có thiên phú trong việc nấu nướng, nhưng làm sandwich lại là sở trường đặc biệt.
Đêm đó chúng tôi nói với nhau rất nhiều chuyện, thân thiết và rất tự nhiên. Đại Tề nói anh ấy đã làm một số dụng cụ trong nhà để thỏa mãn thói quen bé nhỏ của cô ấy: ngồi đọc sách dưới đất. Chỉ cần có ghế sô pha, đèn và bàn, Đại Tề sẽ cắm đèn vào sô pha ở khu vực đọc sách tại phòng khách, giản đơn mà thực dụng. Khéo là hồi ấy vừa quay xong bộ “Phụ nữ không xấu”, anh ấy là một nghệ thuật gia thao thao bất tuyệt về những khái niệm trong thiết kế. Châu Tấn không nói gì nhiều, chỉ cười và lắng nghe, cô ấy không biết diễn đạt thế nào nên thi thoảng lại dừng lại suy nghĩ, anh ấy giúp cô ấy nói ra, cô ấy khẽ thở dài, cười lớn, nói: “Đúng thế, đúng thế!”.
Hôm sau chúng tôi mới biết được lần động đất đó là RA SAO. Vì công việc ở tạp chí nên tôi gọi điện tới phỏng vấn cô ấy. Khi đó cô ấy đang ở Hongkong, cô ấy nói rằng đã thấy tin tức trên TV, tin đó nói về một người mẹ và một đứa bé, đầu dây bên kia im ắng, sau đó tôi nghe thấy tiếng cô ấy khẽ khóc. Tôi không ngắt máy nhưng cũng không nói gì, chúng tôi hai người ở hai đầu điện thoại, tôi lặng lẽ lắng nghe cô ấy khóc.
Cô ấy viết vài câu mang tính khích lệ cho tạp chí của tôi. Tôi nhớ rất rõ câu đầu tiên là: “Thượng Đế nói rằng phải có ánh sáng nên mới có ánh sáng”. Cô ấy nói, khi mỗi một người may mắn sống sót sau cơn địa chấn miêu tả cảm xúc khi đó, câu đầu tiên luôn là: “Tôi nhìn thấy một luồng ánh sáng, sau đó…”. Luồng ánh sáng mà cô ấy nói chính là mạng sống và hi vọng.
Năm đó, Châu Tấn như ánh mặt trời giữa trưa, không những kinh doanh phát đạt mà còn sắc sảo trong nghệ thuật, tạo hình thanh thuần tinh tế, là một cô gái ưu nhã và giản đơn. Châu Tấn trở thành “diễn viên” trong các diễn viên, là “ngôi sao” trong các ngôi sao. Đó là năm năng lượng của cô ấy lan tỏa, cô ấy diễn rất nhiều phim, tham gia rất nhiều hoạt động, thiết kế, bảo vệ môi trường, du lịch, đoạt rất nhiều giải, tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện…Nhiều đến mức kể chẳng hết. Khi đó, cuộc sống đối với cô ấy là một phép toán cộng phong phú, nếm qua đủ thứ mùi vị, chuyện gì cũng nguyện lòng thử.
Tôi phỏng vấn Châu Tấn năm 2009, đó là khoảng thời gian sau khi cô ấy chia tay Đại Tề. Tại một căn phòng xa hoa của một khách sạn, có rất nhiều người giữa không gian rộng lớn trống trải. Chẳng biết tự khi nào cạnh cô ấy có rất nhiều người đi đi lại lại như nước chảy.
Cô ấy nói về phim ảnh, về sách, về âm nhạc và nước hoa, nói ra vô số cái tên, tôi không nhớ nổi, cô ấy giúp tôi viết lại. Có lẽ là do quá nhiều người nên cô ấy nói khá ít, cũng có khi là vừa mới xong một hoạt động nên trông có vẻ hơi mệt. Hoặc có lẽ là vì biến cố vừa xảy đến nên có phần e dè và phòng bị.
Cô ấy đề cử tôi mấy cuốn sách nuôi dưỡng tâm hồn, một số sách Phật học nhập môn. Năm ấy còn tặng tôi một cuốn. Tôi nhớ trong đó có một câu: “Lòng người như viên kim cương, có rất nhiều mặt, mặt dùng để cắt kim loại, mặt dùng để bảo quản, mặt dùng để gọt giũa”. Tôi có cảm giác cô ấy khi đó không còn là một viên đá thô sơ nữa, mà là một viên kim cương.
Cuối cùng tôi vẫn không nén được tò mò, hỏi: “Sao lại chia tay? Bây giờ đang ở tình trạng như nào?”. Cô ấy im lặng hồi lâu, cũng không nghĩ sâu xa đó là móc mỉa, thong thả đáp lời: “Tất cả mọi chuyện có thể làm, tôi đều làm rồi”.
Vậy là đã đủ. Đây mới đúng là Châu Tấn. Khi đó cô ấy mặc một chiếc váy ngắn, khép chân ngồi trên sofa, tư thế đoan trang thanh tú, trông tựa như một bức tượng nàng tiên cá của Đan Mạch. Rồi tôi lại có cảm giác, cô ấy thật sự là nàng tiên cá, sống vì tình yêu, chết vì tình yêu, vì yêu mà cố gắng làm mọi thứ, vì yêu mà biến thành bọt biển.
Năm đó, những bộ phim cô ấy quay đều là những bộ phim lớn, hào quang vô hạn, liên tiếp đoạt giải, mọi thứ đều diễn ra thuận buồm xuôi gió, mọi việc xảy đến đều như ý nguyện. Thế nhưng trong sự suông sẻ này là một vẻ cô đơn không muốn để ai biết. Tôi nghĩ, những tác phẩm lớn kia khó thể nào thể hiện ra được toàn bộ Châu Tấn.
Bởi cô ấy thích bộ “Heaven” của TomTykwe, “Happy go lucky” của Mike Leigh, “The piano” của Jane Campbell Pien, “Blue” của Krzystof Kieslowski. Cô ấy thích những bộ phim sâu sắc và sâu lắng, đánh thẳng vào nội tâm. Nữ diễn viên mà cô ấy thích là Cate Blanchett, Jeon Do Youn, Isabelle Huppert. Đó là các nữ diễn viên tài năng, bùng cháy hết mọi năng lượng, cống hiến những gì chân thực, chuẩn mực, tinh tế và tràn đầy sức sống nhất.
Năm đó, nền điện ảnh Hoa Ngữ phát triển rất mạnh mẽ, lượng mua vé tăng nhanh, đó là sự phồn vinh của một mảnh đất hoang vu. “Sông Tô Châu”, “Sự suy đoán của Lý Mễ”, kể cả “Nếu như yêu”, đều là những tác phẩm hiếm có của nền điện ảnh. Châu Tấn bận rộn với rất nhiều việc, trên màn ảnh lại còn bận rộn hơn. Thế nhưng sau vài năm, hồi tưởng lại năm đó, lại khó thể nào nhớ nổi được một cảnh phim của cô ấy.
Cũng có lẽ, năm đó, vào cái năm mà hào quang rực rõ đó, cô ấy cảm thấy mệt mỏi, muốn dừng lại, muốn sống một cuộc sống khác và làm mới chính mình. Chẳng qua khi đó, chúng ta hoàn toàn không biết được quyết định ấy của Châu Tấn.
Năm 2010 tôi không phỏng vấn Châu Tấn nhưng lại tình cờ gặp cô ấy hai lần. Lần thứ nhất là sau khi xem xong bộ phim “Xuân Kiều và Chí Minh” tại rạp Broadway[1], lúc ở cửa ra vào của hiệu sách Kubrick[2], tôi nghe có người gọi tên tôi: “Bang Ni!”. Cô ấy đang ngồi cùng với vài người bạn ngồi uống café ngoài trời, bầu không khí rất hài hòa. Tôi hỏi gần hỏi xa: “Dạo này bận gì thế?”. Cô ấy ngẩng mặt cười nói: “Rèn luyện cơ thể!”
Lúc này đây cô ấy đã “ở ẩn” được một thời gian khá lâu. Không thường xuyên lên bìa poster, cũng không nhận phỏng vấn hay tham gia các hoạt động kinh doanh, thậm chí cũng không đóng nhiều phim. Khi mọi người nhận ra rồi thì mới biết, cô ấy có mục đích của riêng mình, có kế hoạch của riêng mình, dần dần rút khỏi nơi đầu sóng ngọn gió, rút khỏi đỉnh núi giữa mặt trời ban trưa.
Lần thứ hai là lần đến tham ban hậu trường phim “Ma nữ ăn bấm móng tay” do Bành Hạo Tường làm giám chế. Cô ấy lúc diễn và không diễn là hai người hoàn toàn khác nhau. Thường ngày cô ấy mặc áo thun cỡ lớn, đeo kính đen, xõa tóc, hoàn toàn không còn vẻ thường thấy của một ngôi sao, trông chẳng khác chi một người bình thường. Lúc thử ống kính thì mang đôi giày cao gót màu vàng, mặc áo sơ mi màu kem, có phần kéo léo. Lúc chụp ảnh thì lại rực rỡ chói lòa, là viên kim cương tỏa ánh hào quang ngất trời, khí chất lan tỏa, năng lượng tràn đầy. Khi đó dẫu rằng cô ấy chỉ liếc nhìn bạn thôi thì ánh mắt cũng có biết bao ý vị và thâm sâu. Hóa ra là vì các cảnh diễn của cô ấy luôn thay đổi, các cảnh quay thường thì sẽ quay toàn cảnh, lúc thử ống kính thì sẽ quay nửa người, còn lúc chụp ảnh thì sẽ đặc tả.
Nhìn cô ấy quay phim, cho dù chỉ là một bộ phim ngắn, thế nhưng lại có biết bao thú vị, cô ấy rất chăm chú. Cô ấy cực kỳ xinh đẹp trong ống kính. Cách một khoảng cách mà ngắm nhìn cô ấy, đó là khoảng cách mà cô ấy dành cho chính mình, lại càng cảm thấy đáng ngưỡng mộ hơn.
Trừ cô ra còn ai có thể sành sõi trên màn ảnh và bình dị giữa đời thường, dẫu có nổi tiếng đến mức nào thì vẫn là bản thân trước sau không đổi? Trừ cô ra còn ai có thể không lẫn chút tạp chất trong tình cảm, muốn cho đi tất cả, và dẫu có là lần nữa thì vẫn là tất cả?
Trừ cô ra còn có ai dù đã qua thời thanh xuân vẫn không chấp nhận sống đời an phận, vừa xinh đẹp lại vừa mạnh mẽ, chỉ một mực truy cầu nghiệp diễn? Trừ cô ra còn có ai trải qua tất cả và đạt được tất cả, chỉ vì sở thích với cuộc đời mà bắt đầu làm phép toán giảm, tiêu trừ dần những thứ hào hoa và phù phiếm, ngày càng gần hơn với đời, không màng danh lợi, sống một cuộc sống đơn thuần giản dị?
Chỉ có Châu Tấn. Duy nhất Châu Tấn.
Lần này tôi gặp Châu Tấn tại một quán bar ở khu 789[1], lần chụp ảnh này rất tốt khiến cô khá hài lòng. Cô ấy mặc một chiếc đầm ngắn vintage màu xanh xám, mái tóc dài, để chân trần ngồi xuống sofa, ngón chân trắng nõn xinh đẹp. Châu Tấn nở nụ cười tiêu sái, mang theo vẻ ung dung và an tĩnh trước nay chưa từng có.
Đúng thế, đó là kiểu an tĩnh thoát ra từ sâu trong nội tâm. Cô ấy dường như sống chậm lại, cô gái luôn khiến mọi người lo lắng lúc nào cũng lơ lửng giữa trời giờ đây đã từ từ hạ cánh. Cô ấy dùng giọng Đông Bắc để nói về sự thay đổi này: “Ai cũng đã trưởng thành rồi! Mắt nhìn cũng sâu sắc hơn!”, nói xong liền cười ha hả.
Phải diễn tả quá trình thay đổi này như thế nào đây? Cô suy nghĩ một lát rồi nói: “Tổng vệ sinh! Như là tổng vệ sinh ấy! Dọn dẹp nhà cửa, lau sạch bụi bẩn, chà sạch sàn nhà, mở cửa sổ ra cho thoáng khí! Cả cuộc sống và tư tưởng đều cần tổng vệ sinh!”
Cô ấy nói, sự thay đổi này giúp cô ấy không còn sợ cô đơn nữa. “Trước kia tôi rất sợ cô đơn, xung quanh không thể không có người, dẫu có là công việc hay là lúc ngây ngây người thì cũng phải có người ở cùng. Còn giờ thì ngoại trừ công việc, ngoại trừ cùng công tác với những người mình thích thì hay ngây ngốc một mình. Tôi không ép buộc bản thân, cũng không gò ép bản thân mình, muốn vui thì vui, muốn khóc thì khóc, muốn say thì say, sao cũng tốt cả”.
Cái câu “Sao cũng tốt cả” này khiến tôi nghĩ đến bộ phim “Whatever Works” (Miễn là được việc) của đạo diễn Woody Allen, đây dường như là câu cửa miệng mới của cô ấy. “Sao cũng tốt cả” là một kiểu thái độ sống, tùy tính, tùy tâm, tự nhiên, thông suốt, là một kiểu tích cực trong tiêu cực, là sự tích cực chân chính.
Cô ấy nói, sự thay đổi này khiến cô ấy sống thoải mái hơn. “Tôi không thích những điều vô nghĩa. Từ tháng Chín năm ngoái đến nay, tôi không đi du lịch, không nghỉ ngơi, chỉ chăm chăm làm việc, thế nhưng lòng lại rất nhẹ nhõm. Tôi làm việc của tôi, quay phim, đi tuyên truyền, ngoại trừ những điều đó ra thì những chuyện khác không liên quan gì đến tôi cả. Tôi không muốn dây vào và tính tôi cũng không muốn dây vào, cô xem, tôi không thích giao tiếp, cũng không thích vui chơi, cũng không nói lời hay ý đẹp, tôi chỉ làm chuyện sẽ làm, đó là đóng phim. Đóng phim không thấy mệt, hết diễn rồi thì sẽ không quan tâm gì nữa”. Cô ấy nói xong liền cười, cười như một đứa trẻ mạnh mẽ, chúng ta đều thích cô ấy cười như vậy.
Sự thay đổi này bao gồm cả mối quan hoài của cô với thế giới này, cô ấy quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, quan tâm đến thế giới tự nhiên và cả loài người. Lúc tô nói đến ca khúc “Thế giới này chỉ có bạn” mà cô hát tặng cho các bạn nhỏ mắc bệnh tự kỷ, cô ấy nói cô ấy đã tham gia lồng tiếng cho bộ phim phóng sự về trẻ tự kỷ tên là “Đứa trẻ ở tinh cầu xa xôi”.
“Vào dịp năm mới, tôi ở nhà xem phóng sự, tôi rất thích xem phóng sự. Tôi hỏi Trần Quốc Phú, ‘Dạo này anh làm gì đấy?’, Anh ấy nói anh ấy đang xem một bộ phim phóng sự, tôi nói anh gửi em xem với. Thật ra trước kia tôi không hiểu nhiều về trẻ tự kỷ, sau khi xem rồi mới biết, hóa ra các em lại sống khổ sở vậy. Mọi người không hiểu, thậm chí còn kỳ thị, nghĩ rằng các bé mắc bệnh liên quan đến tâm thần, cảm thấy các bé quái gở, thật ra không phải. Các em như là robot ấy, muốn chạm vào tay, rốt cuộc thứ chạm phải lại là chân, muốn trò chuyện nhưng âm thanh phát ra lại rất kỳ lạ, cô vuốt ve các em nhưng các em không có cảm giác. Thế nhưng các em ấy cũng có trái tim nhạy cảm và dịu dàng, cũng cần được yêu thương.”
Nói rồi lại nói khiến người ta dần dần cảm động. “Bố mẹ của các bé mắc bệnh tự kỷ từng nói rất chân thành: ‘Thật ra những đứa trẻ tự kỷ cũng không muốn làm phiền đến mọi người, hãy để cho các con có được thế giới thuộc về mình. Đừng khinh thường các con mà hãy yêu thương các con, để các con có được không gian bé nhỏ thuộc về chính mình, thế cũng tốt lắm’”.
Chúng tôi nói về bố mẹ của trẻ tự kỷ, cách họ đối mặt với đau khổ. Tôi rất thích cách của Tiểu Thái, anh ấy là biên kịch phim hài, con trai của anh ấy tên là Hỷ Hòa, là trẻ tự kỷ bẩm sinh. Anh ấy dùng cách kìm nén để đối mặt với nỗi đau, dùng sự hóm hỉnh để xua đi cơn đau. Châu Tấn hỏi tên của cuốn sách này là gì, lại hỏi về tên của đứa bé, rồi nói: “Biên kịch phim hài rất đơn thuần, cũng rất mạnh mẽ. Anh ấy làm vậy là đúng, cuộc đời vốn có biết bao niềm đau, cách tốt nhất để đối mặt với nó chính là cười vui vẻ. Nếu học được cách tự mình mỉm cười thì sẽ tốt hơn”.
Sự thay đổi này còn giúp cô đến gần hơn với tôn giáo, từ đó có được sự sáng suốt và cách giải trừ. Cô ấy nói dạo gần đây đang đọc sách của Tông Tát Nhân Ba Thiết. “Người sống ở đời vướng phải rất nhiều quy tắc cứng nhắc, cũng có rất nhiều ưu phiền. Ưu phiền thường đến từ những suy nghĩ bất chợt. Có rất nhiều những suy nghĩ bất chợt, nhưng đó cũng chỉ là ý niệm trong đầu. Khi chúng ta nghĩ rằng đó là thật, rồi thổi phồng nó lên thì ưu phiền mới thực sự tìm tới. Suy nghĩ trong đầu giống như nước chảy, nếu bạn là tảng đá trong dòng sông ấy thì hãy tự nhủ rằng, ‘hãy để nó chảy qua, ta sẽ không cử động’, nếu vậy thì ưu phiền của bạn sẽ ít hơn một chút. Nếu như bạn là bến bờ cạnh con sông đó thì phải càng an định hơn, vậy thì ưu phiền của bạn cũng sẽ giảm trừ. Tôi đã học được điều ấy, hãy để suy nghĩ tự do đến và đi nhưng đừng bước theo chúng”.
Tôi vẫn không kìm được hỏi cô ấy vấn đề sau cuối. Chúng ta vẫn luôn thay đổi đáp án về tình yêu, bây giờ, đối với cô ấy: “Yêu là gì?”, cô ấy suy nghĩ một hồi rồi chậm rãi nói: “Bất kể là yêu gì đi chăng nữa thì yêu là…nếu như bạn yêu một cái cây, thì hãy để nó tự do sinh trưởng. Nếu như bạn yêu một con chim, thì đừng nhốt nó trong lồng. Nếu bạn yêu một người, thì hãy khiến anh (cô) ấy vui vẻ. Yêu bố mẹ thì đừng khiến họ lo lắng. Yêu bạn bè thì hãy khiến họ thoải mái nhất khi ở trước mặt bạn. Yêu không phải là khiến bản thân thư thái, mà yêu là khiến đối phương tốt hơn. Chỉ đơn giản vậy thôi”.
Cái câu “Sao cũng tốt cả” này khiến tôi nghĩ đến bộ phim “Whatever Works” (Miễn là được việc) của đạo diễn Woody Allen, đây dường như là câu cửa miệng mới của cô ấy. “Sao cũng tốt cả” là một kiểu thái độ sống, tùy tính, tùy tâm, tự nhiên, thông suốt, là một kiểu tích cực trong tiêu cực, là sự tích cực chân chính.
Cô ấy nói, sự thay đổi này khiến cô ấy sống thoải mái hơn. “Tôi không thích những điều vô nghĩa. Từ tháng Chín năm ngoái đến nay, tôi không đi du lịch, không nghỉ ngơi, chỉ chăm chăm làm việc, thế nhưng lòng lại rất nhẹ nhõm. Tôi làm việc của tôi, quay phim, đi tuyên truyền, ngoại trừ những điều đó ra thì những chuyện khác không liên quan gì đến tôi cả. Tôi không muốn dây vào và tính tôi cũng không muốn dây vào, cô xem, tôi không thích giao tiếp, cũng không thích vui chơi, cũng không nói lời hay ý đẹp, tôi chỉ làm chuyện sẽ làm, đó là đóng phim. Đóng phim không thấy mệt, hết diễn rồi thì sẽ không quan tâm gì nữa”. Cô ấy nói xong liền cười, cười như một đứa trẻ mạnh mẽ, chúng ta đều thích cô ấy cười như vậy.
Sự thay đổi này bao gồm cả mối quan hoài của cô với thế giới này, cô ấy quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, quan tâm đến thế giới tự nhiên và cả loài người. Lúc tô nói đến ca khúc “Thế giới này chỉ có bạn” mà cô hát tặng cho các bạn nhỏ mắc bệnh tự kỷ, cô ấy nói cô ấy đã tham gia lồng tiếng cho bộ phim phóng sự về trẻ tự kỷ tên là “Đứa trẻ ở tinh cầu xa xôi”.
“Vào dịp năm mới, tôi ở nhà xem phóng sự, tôi rất thích xem phóng sự. Tôi hỏi Trần Quốc Phú, ‘Dạo này anh làm gì đấy?’, Anh ấy nói anh ấy đang xem một bộ phim phóng sự, tôi nói anh gửi em xem với. Thật ra trước kia tôi không hiểu nhiều về trẻ tự kỷ, sau khi xem rồi mới biết, hóa ra các em lại sống khổ sở vậy. Mọi người không hiểu, thậm chí còn kỳ thị, nghĩ rằng các bé mắc bệnh liên quan đến tâm thần, cảm thấy các bé quái gở, thật ra không phải. Các em như là robot ấy, muốn chạm vào tay, rốt cuộc thứ chạm phải lại là chân, muốn trò chuyện nhưng âm thanh phát ra lại rất kỳ lạ, cô vuốt ve các em nhưng các em không có cảm giác. Thế nhưng các em ấy cũng có trái tim nhạy cảm và dịu dàng, cũng cần được yêu thương.”
Nói rồi lại nói khiến người ta dần dần cảm động. “Bố mẹ của các bé mắc bệnh tự kỷ từng nói rất chân thành: ‘Thật ra những đứa trẻ tự kỷ cũng không muốn làm phiền đến mọi người, hãy để cho các con có được thế giới thuộc về mình. Đừng khinh thường các con mà hãy yêu thương các con, để các con có được không gian bé nhỏ thuộc về chính mình, thế cũng tốt lắm’”.
Chúng tôi nói về bố mẹ của trẻ tự kỷ, cách họ đối mặt với đau khổ. Tôi rất thích cách của Tiểu Thái, anh ấy là biên kịch phim hài, con trai của anh ấy tên là Hỷ Hòa, là trẻ tự kỷ bẩm sinh. Anh ấy dùng cách kìm nén để đối mặt với nỗi đau, dùng sự hóm hỉnh để xua đi cơn đau. Châu Tấn hỏi tên của cuốn sách này là gì, lại hỏi về tên của đứa bé, rồi nói: “Biên kịch phim hài rất đơn thuần, cũng rất mạnh mẽ. Anh ấy làm vậy là đúng, cuộc đời vốn có biết bao niềm đau, cách tốt nhất để đối mặt với nó chính là cười vui vẻ. Nếu học được cách tự mình mỉm cười thì sẽ tốt hơn”.
Sự thay đổi này còn giúp cô đến gần hơn với tôn giáo, từ đó có được sự sáng suốt và cách giải trừ. Cô ấy nói dạo gần đây đang đọc sách của Tông Tát Nhân Ba Thiết. “Người sống ở đời vướng phải rất nhiều quy tắc cứng nhắc, cũng có rất nhiều ưu phiền. Ưu phiền thường đến từ những suy nghĩ bất chợt. Có rất nhiều những suy nghĩ bất chợt, nhưng đó cũng chỉ là ý niệm trong đầu. Khi chúng ta nghĩ rằng đó là thật, rồi thổi phồng nó lên thì ưu phiền mới thực sự tìm tới. Suy nghĩ trong đầu giống như nước chảy, nếu bạn là tảng đá trong dòng sông ấy thì hãy tự nhủ rằng, ‘hãy để nó chảy qua, ta sẽ không cử động’, nếu vậy thì ưu phiền của bạn sẽ ít hơn một chút. Nếu như bạn là bến bờ cạnh con sông đó thì phải càng an định hơn, vậy thì ưu phiền của bạn cũng sẽ giảm trừ. Tôi đã học được điều ấy, hãy để suy nghĩ tự do đến và đi nhưng đừng bước theo chúng”.
Tôi vẫn không kìm được hỏi cô ấy vấn đề sau cuối. Chúng ta vẫn luôn thay đổi đáp án về tình yêu, bây giờ, đối với cô ấy: “Yêu là gì?”, cô ấy suy nghĩ một hồi rồi chậm rãi nói: “Bất kể là yêu gì đi chăng nữa thì yêu là…nếu như bạn yêu một cái cây, thì hãy để nó tự do sinh trưởng. Nếu như bạn yêu một con chim, thì đừng nhốt nó trong lồng. Nếu bạn yêu một người, thì hãy khiến anh (cô) ấy vui vẻ. Yêu bố mẹ thì đừng khiến họ lo lắng. Yêu bạn bè thì hãy khiến họ thoải mái nhất khi ở trước mặt bạn. Yêu không phải là khiến bản thân thư thái, mà yêu là khiến đối phương tốt hơn. Chỉ đơn giản vậy thôi”.
Vậy thì cô còn trông chờ gì vào tình yêu? Cô ấy cười to, nói: “Suy nghĩ trong đầu cũng chỉ là suy nghĩ trong đầu! Tôi không muốn có nhiều suy nghĩ trong đầu như vậy…”.
Chẳng biết tại sao, nhìn thấy Châu Tấn lúc này đây, tôi bỗng nhớ đến một câu nói của một người bạn: “Lúc còn trẻ chúng ta đều là mặt trời ở trên cao, liều mạng tỏa ra ánh sáng chói lòa, luôn có cảm giác bản thân là vô cùng. Thế nhưng khi đã gần đến tuổi trung niên, chúng ta lại muốn thu ánh sáng đấy trở về, học được sự quý trọng và kìm nén, dùng thứ ánh sáng đó soi sáng và ủ ấm chính mình”.
Đúng thế, Châu Tấn giờ đây, đã thu ánh sáng vào lòng để chiếu sáng chính bản thân cô ấy.
_Những chia sẻ trên được trích dẫn trong cuốn sách Kiến Hảo (Best Seller năm 2013 tại Trung Quốc) do tác giả Bách Bang Ni viết về cảm nhận của mình khi tiếp xúc trực tiếp với nhân vật.