Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Câu chuyện kĩ xảo bom tấn 2018: Từ thác nước của 'Black Panther đến đại dương của 'Aquaman'

Liệu những cái tên nào đủ sức thuyết phục để có mặt trong danh sách đề cử của Oscars 2019?

Năm 2018 trôi qua đã mang đến cho các mọt phim Hollywood hàng loạt các tựa phim không chỉ xuất sắc về mặt nội dung và thông điệp, mà còn ăn điểm với khả năng phô diễn đồ hoạ, kĩ xảo mãn nhãn, phù hợp và độc đáo. Sẽ có các tựa phim được Oscars 2019 vinh danh trong hạng mục đề cử Kĩ xảo xuất sắc nhất, và một số khác ngậm ngùi trắng tay, nhưng qua những lời chia sẻ từ chính người trong ngành, 10 tác phẩm sau đây đã để lại những ấn tượng đẹp và thích chí cho khán giả.

Black Panther

Câu chuyện về Chiến binh Báo đen được thực hiện qua gần 2 nghìn lần quay CGI, trong đó một số cảnh phim tưởng chừng có thể phụ thuộc vào tự nhiên lại có sự biến hoá tài tình của kĩ xảo cộng hưởng cùng phần dàn dựng thực tế chi tiết. Như Thác Chiến binh nơi các nam tử hán chiến đấu để tranh ngai vàng vốn được dựng trên một sân khấu bể bơi sâu 18m. Các cảnh trí xung quanh đều đựợc tô điểm bằng kĩ xảo, và nhóm chuyên viên cũng đã điều chỉnh mặt nước vì nó không đủ nguy hiểm và sức chảy trong trạng thái tự nhiên.

Công nghệ CGI đã tạo nên một Black Panther huy hoàng nhưng không thiếu phần chân thực.

Thêm vào đó, cảnh chiến đấu tại sòng bạc Hàn Quốc cũng là sự kết hợp của hàng loạt các cảnh đơn lẻ, với sự chuyển dời góc quay liên tục từ Steadicam đến các trang thiết bị cầm tay, đồng thời với sự kết hợp của dàn diễn viên đóng thế cùng công nghệ CGI, thế là đã có một màn song đấu liên hoàn mãn nhãn.

First Man

Câu chuyện du hành Mặt trăng của Neil Armstrong được chế tác qua màn kết hợp các loại vật mẫu, mô hình thu nhỏ, khung tường trình chiếu bản LED, và dĩ nhiên có cả công nghệ CGI hiện đại. Đạo diễn Damien Chazelle mong muốn các khung hình của First Man đều lọt vào máy quay càng nhiều càng tốt.

Chuyến hành trình lên Mặt trăng của Neil Armstrong được tái hiện mạnh mẽ.

Các cảnh quay cận mà có liên quan đến mô hình mà chúng tôi đã dựng lên, thì chúng tôi sẽ chỉ dùng chúng. Các cảnh quay với mức phóng tầm trung thì sẽ dùng đến mô hình thu nhỏ. Còn đối với các góc quay rộng, thì chúng tôi hoàn toàn thoải mái sử dụng công nghệ CGI.” chuyên viên kĩ xảo Paul Lambert chia sẻ.

Jurassic World: Fallen Kingdom

Phần 2 của loạt phim Jurassic World có sự góp mặt của 21 loài khủng long khác nhau, trong đó có 7 loài hoàn toàn mới. Vì thế, trước khi bắt tay vào sản xuất thì đội ngũ Fallen Kingdom phải trải qua quá trình nghiên cứu hoá thạch khủng long, cũng như đặc điểm của các sinh vật sống. Chẳng hạn, khủng long Baryonyx có bộ da được lấy cảm hứng từ cá sấu, còn đôi chân của chú thì mô phỏng từ chân của một số loài đà điểu.

Các khủng long của Jurassic World: Fallen Kingdom đều được nghiên cứu kĩ lưỡng.

Việc thiết kế khủng long theo hướng khoa học vô cùng quan trọng, vì chính hiện thực đó là điểm thu hút người xem bởi vì họ thấy được những chi tiết vốn dĩ khá quen thuộc trong đời sống.” Mặt khác, các cảnh quay còn lại đa phần đều vận dụng các mô hình rôbốt: “Chúng tôi tạo nên T-Rex từ các file kĩ thuật số in 3D do ILM cung cấp. Nó giống như một trò chơi ghép hình khổng lồ vậy.” Chuyên viên David Vickery chia sẻ.

Mary Poppins Returns

Thử thách lớn nhất mà Mary Poppins Returns đối mặt đó chính là làm sao để sánh ngang với cái bóng của tựa phim gốc năm 1964 do Julie Andrews đóng vai chính.

Nữ diễn viên Emily Blunt đã rất hợp tác với nhóm sản xuất khi tái hiện lại nhân vật vú em xuất chúng nhà Disney, cũng như góp mặt trong các cảnh quay mãn nhãn không kém. Cảnh Mary Poppins ngả lưng vào bồn tắm thực chất đều tạo nên bởi các món đồ chơi, cá nhựa, tàu hải tặc, vịt cao su và bong bóng xà phòng… kĩ thuật số. Thêm một cảnh khi mà các diễn viên múa hát cùng các nhân vật 2D cổ điển cũng có sự giúp sức của công nghệ kĩ xảo tân tiến. Phía làm phim cũng có một phen cực nhọc khi thành công tái dựng các công trình kiến trúc Luân Đôn cổ kính, từ Cung điện West Minster đến đồng hồ Big Ben.

Mary Poppins trong cảnh quay cùng các nhân vật 2D.

Mortal Engines

Để tạo dựng các thành phố nguy nga trên bánh xe, nhóm sản xuất của Mortal Engines đã phải quay tổng cộng 1682 cảnh kĩ xảo, trong đó có 378 cảnh áp dụng CGI. Chuyên viên đồ hoạ điện ảnh Ken McGaugh bật mí mục tiêu của nhóm bấy giờ là quay được càng nhiều cảnh quay càng tốt.

Thành phố Chuyển động Luân Đôn.

Tuy nhiên, thật không dễ để xây dựng Thành phố Chuyển động Luân Đôn luôn di chuyển với vận tốc lên đến 300km/giờ khi mà điều kiện môi trường và địa lý không hề đứng về phía nhà sản xuất. Ngay cả việc mang các đặc trưng của thủ đô Anh Quốc vào phim thôi cũng là cả một vấn đề, đặc biệt là nhà thờ Thánh Paul - nơi che giấu vũ khí lượng tử Medusa.

A Quiet Place

Để đáp ứng mong mỏi của đạo diễn John Krasinski rằng bọn quái vật trong phải thật “cổ xưa như thể chúng đã tiến hoá qua hàng nghìn năm“, chuyên viên kĩ xảo Scott Farrar đã chia sẻ rằng nhóm diễn viên đã diễn các động tác của quái vật thông qua một loại trang phục nắm bắt chuyển động.

A Quiet Place là tựa phim kinh dị xuất sắc của năm 2018.

Bên cạnh đó, khi tạo hình gốc của các sinh vật trong không đủ đáng sợ, đoàn làm phim đã quyết định thiết kế lại toàn bộ: “Cả nhóm đã hoàn toàn thiết kế lại các mô hình quái vật chỉ trong 8 tuần, bao gồm các công đoạn như dựng lại bản mẫu, bày trí, vẽ màu, điều chỉnh lại kết cấu, phác lại đồ hoạ,… Thông thường quá trình này phải mất đến gấp đôi lượng thời gian, tức 4 tháng.” - Farrar giãi bày.

Ready Player One

Phần lớn các cảnh quay của siêu phẩm cộp mác Stephen Spielberg hoành tráng này đều diễn ra tại thế giới thực tế ảo Oasis. Chuyên gia kĩ xảo Roger Guyett đã chia sẻ về việc tái hiện lại khung cảnh hộp đêm kì ảo, đường đua New York nảy lửa, và cả cảnh quay khách sạb đẫm máu trích từ tựa phim kinh dị huyền thoại The Shining bằng ma thuật của công nghệ CGI.

Xây dựng Oasis là vấn đề nan giải của Ready Player One.

Ngoài ra, điểm khó nhất trong Ready Player One lại đến từ việc phải thiết kế phiên bản game thủ cho các nhân vật: “Mỗi người đều sẽ chọn cho mình một hình mẫu khác nhau để làm ảnh đại diện, và chúng tôi muốn thể hiện nó trong bộ phim này.

Solo: A Star Wars Story

Để sản phẩm riêng của Han Solo được chỉn chu nhất, nhóm đồ hoạ của Solo: A Star Wars Story đã cất công mày mò, áp dụng các kĩ thuật kĩ xảo tiên tiến nhưng cũng phức tạp nhất. Chẳng hạn như để dựng nên chuỗi tàu lửa đạo chích đầy kịch tính trong phim, nhóm chuyên viên đã kết hợp cả công nghệ CGI và tạo hình thực để giúp cho mẫu vật trông thật nhất có thể. Các diễn viên đã phải nỗ lực rất nhiều khi diễn trên nóc xe lửa được nâng cao hơn 15m.

Nhân vật L3-37.

Trong một cảnh quay khác, nam diễn viên Phoebe Waller-Bridge đã mặc kết hợp bộ suit phông xanh lá dùng để nắm bắt chuyển động, và cả bộ giáp nhân vật ngay bên ngoài để mô phỏng người máy số hiệu L3-37. Kết quả là L3-37 đã được tái hiện gần như hoàn hảo nhất mà không cần dụng tâm vào các công đoạn chế tạo khó nhọc, nhưng cũng không quá “giả” do sự can thiệp của CGI.

Avengers: Infinity War

Tựa phim kỉ niệm 10 năm của MCU sẽ gặp thất bại nếu như tên phản diện Thanos không thật sự thành công. Để có được kẻ độc tài vũ trụ như hiện tại, nam diễn viên Josh Brolin đã trải qua tận 2623 cảnh quay CGI để nhóm sản xuất có thể bắt được các chuyển động nhỏ nhất của nhân vật.

Thanos ở hậu trường.

Ngoài ra, điểm khó khăn hơn cả chính là làm sao để cảm xúc của Thanos được trọn vẹn và bộc lộ rõ ràng nhất, và các chuyên viên của Marvel đã tài tình tận dụng các phần mềm “học tập” để sao chép và ứng dụng biểu cảm của Brolin vào trong từng cơ mặt của Thanos, từ sự cuồng nộ đến niềm tiếc thương khi chính tay đẩy con gái cưng của mình xuống vực sâu.

Aquaman

Xuyên suốt hơn 80% thời lượng của Aquaman, khán giả đều có dịp lặn ngụp dưới mặt nước biển để khám phá Bảy Vương quốc trù phú. Tuy nhiên, để mang đến bữa tiệc “mặn” cho người xem, các diễn viên đã phải bơi nhờ vào hệ thống dây nhợ giống như múa rối. Dàn nhân vật, bao gồm cả Jason Momoa đã thực hiện các cảnh phóng lượn dưới nước trước phông nền xanh, nhưng đó chưa phải là tất cả.

Jason Momoa bơi dưới phông nền xanh.

Khó khăn tiếp tục xuất hiện khi nhóm sản xuất còn phải đau đầu để tìm cách xoá bỏ các sợi dây rối mà không phạm vào cơ thể của diễn viên. Còn phần khó nhất ư? “Đó là việc làm sao để tạo hình làn tóc của các nhân vật bơi bồng bềnh dưới nước.” chuyên viên kĩ xảo Kelvin McIlwain chia sẻ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Đông Hải

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual
Trải Nghiệm Sân Chơi Băng Tuyết Độc Đáo Giữa Lòng Thành Phố