Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Các hãng phim có thể mất quyền sở hữu 'Kẻ hủy diệt', 'Elm Street', 'Die Hard' và các bộ phim thập niên 80 khác

Mới đây, một số nhà sản xuất có thể mất quyền sản xuất "The Terminator", "Die Hard", "Predator", "Who Framed Roger Rabbit?" và loạt phim 80s khác

Mới đây, một số nhà sản xuất có thể mất quyền sản xuất The TerminatorDie Hard, PredatorWho Framed Roger Rabbit? và loạt phim 80s khác. Lý do là một luật liên quan đến bản quyền mới sắp được thi hành có thể tạo ra các trận chiến lớn khiến loạt tác phẩm khởi động lại cùng phần tiếp theo sẽ sớm ra mắt.

Theo một nguồn tin, nhiều tác giả đang tìm cách chấm dứt các thỏa thuận với các hãng phim khác nhau trong thập niên 80. Ví dụ, Gary K. Wolf đang tìm cách chấm dứt quyền của Disney đối với cuốn sách Who Framed Roger Rabbit? và điều đó có nghĩa là Disney không thể tự làm phần tiếp theo trừ khi họ đưa ra bản thỏa thuận mới. Hoặc, họ sẽ vụt mất tác phẩm này. Ngoài ra, Stephen King cũng được cho là đang tích cực cố gắng giành lại quyền sở hữu đối với nhiều tác phẩm của mình.

Lý do cho điều này có liên quan đến Đạo luật Bản quyền năm 1976. Điều này ban đầu mang đến cho các nhạc sĩ khả năng lấy lại quyền đối với các tác phẩm đã được cấp phép sau 35 năm. Luật mới này sẽ cho phép họ đàm phán lại các thoả thuận tốt hơn và lấy lại quyền sở hữu các sản phẩm của họ. Năm 2003, quyền đó cũng được trao cho các tác giả. Vì vậy, điều này có nghĩa là những người đã viết kịch bản cho các bộ phim, hoặc các tác phẩm lấy cảm hứng từ các bộ phim, như tiểu thuyết hoặc bất kỳ tác phẩm viết nào khác, có thể lấy lại quyền đối với các tác phẩm đó sau 35 năm.

Tất nhiên, luật này chỉ áp dụng cho Luật Bản quyền của Mỹ và không phổ biến tại các quốc gia. Đó là một quá trình phức tạp và một ví dụ đơn giản là cuộc chiến pháp lý đang diễn ra với loạt phim Friday the 13th. Nhà biên kịch Victor Miller đã thực hiện luật trên để lấy lại quyền sử hữu của loạt phim kinh dị mang tính biểu tượng của ông.

Tuy nhiên, nó đã dẫn đến một cuộc đấu tranh pháp lý dài và phức tạp không có hồi kết. Điều đó không có nghĩa là tác phẩm nào cũng sẽ rơi vào trạng thái phức tạp như vậy. Nhiều bộ phim và nhượng quyền thương mại từ thập niên 80 đã chuẩn bị được trở lại tay tác giả của nó .

Một ví dụ nữa về luật này là phiên bản làm lại của Pet Sematary ra mắt năm nay. Stephen King đã cố gắng lấy lại quyền của mình và điều đó khiến Paramount phải gấp rút hoàn thành bộ phim vì họ không có cơ hội làm điều đó sau này.

Một vài điểm quan trọng của bộ luật này cũng được đưa ra. Một, tác giả phải đưa ra thông báo ít nhất hai năm trước với nhà sản xuất chấm dứt hợp đồng. Hai, một lần nữa, điều này chỉ áp dụng cho Mỹ và ở quốc tế là một vấn đề hoàn toàn khác, nó khiến tình hình trở nên khó khăn hơn một chút.

Giả sử quyền sở hữu của Predator về lại tay tác giả và chủ bản quyền mới cắt hợp đồng với Sony để làm một bộ phim mới. Họ sẽ phải làm việc với cả chủ sở hữu quyền quốc tế để phân phối bên ngoài Mỹ. Liệu có đúng là như vậy? Không hề, nhưng nó cho thấy tất cả những thứ này có thể trở nên lộn xộn như thế nào.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thịnh Phạm

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc