Từ đầu thế kỷ 21, phim siêu anh hùng đã ồ ạt tấn công màn ảnh lớn. Tuy nhiên, rất nhiều “bom tấn” chuyển thể từ truyện tranh bị chê dở tệ, thậm chí cả tác phẩm của Marvel.
10. Hulk (2003): Người khổng lồ xanh của đạo diễn Lý An bị coi là “thảm họa” khi có phần nội dung nhạt nhẽo và các pha hành động kém đặc sắc. Trong phim, nhân vật Bruce Banner (do Eric Bana thủ vai) bắt khán giả phải chờ đợi quá lâu trước khi hóa thân thành người khổng lồ xanh. Ảnh: Universal Pictures.
9. Blade: Trinity (2004): Loạt phim về thợ săn ma cà rồng Blade được đánh giá là đã có công thúc đẩy dòng phim siêu anh hùng. Tuy nhiên phần ba Blade: Trinity bị chê là kém đặc sắc, thua xa hai phần đầu. Sau đó, loạt phim này ngậm ngùi “đóng cửa”, nhường chỗ cho những thương hiệu siêu anh hùng mới. Ảnh: New Line Cinema.
8. The Punisher (2004): Ba lần The Punisher (Kẻ trừng phạt) được lên phim và kết quả đều giống nhau là bị khán giả chê bai một cách thậm tệ. Gây thất vọng nhất là tác phẩm ra mắt hồi năm 2004 với sự góp mặt của những diễn viên tên tuổi như Thomas Jane, John Travolta và Rebecca Romijn Stamos. Ảnh: Columbia Pictures.
7. Fantastic Four (2005): Thương hiệu Bộ tứ siêu đẳng của Fox dường như không bén duyên với màn ảnh. Phần đầu tiên ra mắt vào năm 2005 bị giới phê bình chỉ trích nặng nề là “chỉ dành cho trẻ em dưới 12 tuổi”. Vai diễn Invisible Woman (Cô gái vô hình) của kiều nữ Jessica Alba đặc biệt gây thất vọng. Ảnh: 20th Century Fox.
6. Ghost Rider: Spirit of Vengeance (2012): Cả hai phần Ma tốc độ đều bị đánh giá là “thê thảm” về mặt chất lượng. Diễn xuất của Nicolas Cage bị chê là quá lố, trong khi kẻ phản diện được giới thiệu là đầy quyền năng lại dễ dàng bị đánh bại. Ảnh: Columbia Pictures.
5. The Green Lantern (2011): Tài tử Ryan Reynolds đổ lỗi cho phần kịch bản nhàm chán với những câu thoại sáo rỗng đã khiến bom tấn của nhà DC thất bại. Giới phê bình nhận định kỹ xảo giả tạo như hoạt hình và tạo hình nhân vật xấu xí mới là nguyên nhân khiến bộ phim sụp đổ. Ảnh: Warner Bros.
4. Elektra (2005): Dù chỉ dài 96 phút, Elektra vẫn khiến người xem phải buồn ngủ vì kịch bản nhàm chán và những cảnh chiến đấu nhạt nhẽo. Jennifer Garner rất quyến rũ, nhưng tỏ ra chẳng hề hào hứng khi vào vai nữ sát thủ khét tiếng. Những gì đọng lại của bộ phim chỉ là bộ cánh màu đỏ gợi cảm của cô. Ảnh: 20th Century Fox.
3.X-Men Origins: Wolverine: Tập phim Dị nhân riêng về Wolverine (Người sói) được hãng 20th Century Fox đưa vào sản xuất mà không có kịch bản hoàn chỉnh, đồng thời đạo diễn và hãng phim có nhiều mâu thuẫn. Hậu quả là Wolverine trở nên nhạt nhẽo, thiếu điểm nhấn. Nhiều khán giả hâm mộ loạt phim X-Men cũng tỏ ra phẫn nộ với việc nhà sản xuất biến tấu quá đà nhân vật Wade Wilson/Deadpool. Ảnh: 20th Century Fox.
2. Thor: The Dark World (2013): Đây là bom tấn hiếm hoi của Marvel Studios bị chỉ trích là kém chất lượng. Trong phim, tình yêu lãng mạn xuyên không gian của Thần sấm Thor và Jane Foster bị thể hiện nhạt nhẽo, còn siêu ác nhân Malekith hành động như một kẻ tầm thường. Suốt hai tiếng của bộ phim, các nhân vật chạy loanh quanh một cách vô định. Ảnh: Marvel Studios.
1.The Amazing Spider-Man: Người nhện là một trong những siêu anh hùng mang tính biểu tượng của Marvel Comics. Tuy nhiên, đa số khán giả cảm thấy thất vọng với The Amazing Spider-Man vì kịch bản dài dòng, quá ít cảnh hành động và một nhân vật phản diện không đủ sức hút. Chuyện tình yêu trẻ trung và lãng mạn của Peter Parker (Andrew Garfield) và Gwen Stacy (Emma Stone) là không đủ để cứu bộ phim. Ảnh: Columbia Pictures.
Mùa giải 2024 của loạt cuộc thi nhan sắc Miss Supranational, Miss Grand International, Miss Earth và Miss Universe đều lộ điểm trừ gây bàn luận trái chiều.
Chi Dân, An Tây, Nam Em,... và nhiều sao Việt khác phải gửi lời xin lỗi về những phát ngôn không kiểm soát cùng những hành vi chưa chuẩn mực mà bản thân gây ra.