Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Ba tờ báo quyền lực, uy tín nhất Trung Quốc thẳng thừng chỉ trích, phê bình Tiêu Chiến

Sau Kiểm sát Nhật Báo thì Nhân dân Nhật Báo, Giải phóng Nhật Báo cũng đã lên tiếng về vụ việc của fan hâm mộ Tiêu Chiến và trang AO3.

Hành vi ngông cuồng của fan hâm mộ Tiêu Chiến đã tạo nên ảnh hưởng và sự tổn hại rất lớn cho giới đồng nhân. Vì vậy, cộng đồng mạng phẫn nộ, công kích nam diễn viên cũng là điều dễ hiểu. Bởi vì hành vi của fan Tiêu Chiến không những xâm phạm lợi ích mà còn “giết chết” sở thích của người khác cũng như tình yêu, nhiệt huyết trong việc sáng tác của dư luận.

Nam diễn viên vấp phải sự tẩy chay của toàn dân mạng, những thương hiệu lần lượt gở bài quảng cáo về Tiêu Chiến, các tác phẩm truyền hình mà anh tham gia dù chính hay phụ cũng bị đánh giá 1 sao, trở thành tiêu điểm tranh luận trên mạng xã hội. Dù phòng làm việc Tiêu Chiến đã lên tiếng xin lỗi với những ảnh hưởng do fan hâm mộ tạo thành, chiếm dụng một số tài nguyên công cộng xã hội (bài đăng trên các trang mạng) cũng như mang đến rắc rối cho mọi người, đồng thời kêu gọi “Tất cả tình yêu đều hướng lên phía trước theo cách chính diện, tích cực, hy vọng mọi người có thể theo đuổi minh tinh một cách lý trí”. Nhưng bài viết này có lẽ chỉ để xoa dịu fan hâm mộ chứ không thể thuyết phục được người qua đường.

Trong khi đó, bản thân Tiêu Chiến vẫn chọn cách thức im lặng. Nhiều người cho rằng Tiêu Chiến đang muốn dùng thời gian để giảm đi độ hot của sự việc. Đây là một trong những phương thức thường thấy của nghệ sỹ trong ngành giải trí. Thế nhưng, chuyện càng kéo dài thì càng không đơn giản như những gì đã tưởng tượng. Sự việc không những không có dấu hiệu suy giảm mà ngược lại ngày càng tăng.

Ngày 11 tháng 3, Kiểm Sát Nhật Báo (truyền thông được quản lý bởi Trung ương) đã xuất bản liên tiếp 3 bài báo để phân tích vụ việc của Tiêu Chiến. Thậm chí, tài khoản Weibo chính thức của Kiểm sát Nhật Bảo còn đính một trong ba bài viết với tiêu đề “Chuyện của Tiêu Chiến: Làm thế nào để phân biệt đúng sai” lên trang đầu để cảnh báo sự ảnh hưởng của chuyện này có bao nhiêu phần nghiêm trọng. Kiểm Sát Nhật Báo là cơ quan báo chí cao nhất của Viện kiểm sát Nhân Dân, được thành lập năm 1991, có địa vị và quyền tự do ngôn luận nhất định.

Sau Kiểm sát Nhật Báo thì Nhân dân Nhật Báo, Giải phóng Nhật Báo cũng đã lên tiếng về vụ việc này. Giải Phóng Nhật Báo đăng bài với tiêu đề: “Theo đuổi minh tinh là vì truy cầu điều tốt đẹp chứ không phải bị nhốt vào 'vòng fan hâm mộ', càng sống càng chật hẹp”.

“Fan hâm mộ Tiêu Chiến trước giờ có lẽ không thể ngờ được: Hành động của họ vốn dĩ ủng hộ thần tượng, bảo vệ thần tượng nhưng cuối cùng lại đi theo hướng hoàn toàn trái ngược, trở thành mối nguy lớn nhất cho thần tượng từ lúc ra mắt cho đến nay. Nhờ vào Trần tình lệnh, Tiêu Chiến nổi tiếng sau một đêm nhưng cũng chỉ trong vòng một đêm lại trở thành người bị “toàn dân công kích” trên internet, làm người người thổn thức…

Nếu như minh tinh lưu lượng không dựa vào thực lực của chính mình mà nhờ cậy vào tình yêu của fan hâm mộ cũng như sự cung dưỡng về tiền bạc thì rất nguy hiểm. Minh tinh chỉ có thể sống dưới hình tượng mà người hâm mộ muốn, khi fan làm sai thì minh tinh cũng phải trả giá. Cũng chính vì vậy mà việc làm lần này của fan hâm mộ, Tiêu Chiến định sẵn phải cùng nhau gánh chịu…”

Giải phóng Nhật Báo cũng đưa ra lời cảnh tỉnh thông qua việc này: “Đối với trận phong ba bão táp lần này là một bài học vô cùng quan trọng đối với minh tinh lưu lượng và tập thể fan hâm mộ: Là minh tinh xin học cách dùng thực lực để nói chuyện, là fan hâm mộ xin nhớ hãy thoát khỏi bốn góc trời của “vòng fan hâm mộ”, học cách nắm lấy và yêu thế giới rộng lớn”.

Sau đó, Nhân dân Nhật Báo cũng đã chia sẻ bài viết này của Giải phóng Nhật Báo.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Như Hồ

Được quan tâm

Tin mới nhất
Siêu mẫu Bình Minh tái xuất