Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

'Avengers: Endgame': Hại não chuyện 'du hành dòng thời gian'

Bách Đam Động Chủ Theo dõi Saostar trên google news

Avengers: Endgame - bom tấn thập kỷ từ Marvel đang khiến cả thế giới thổn thức sau hơn mười năm dài chinh phục trái tim người hâm mộ. Tuy nhiên, có một điều đang làm rất nhiều khán giả xem xong phải đau đầu suy ngẫm, đó chính là khái niệm về việc"du hành thời gian" trong phim.

* Bài viết tiết lộ TOÀN BỘ nội dung, độc giả cân nhắc trước khi đọc

Avengers: Endgame chính thức thu về 1,2 tỷ USD doanh thu phòng vé toàn cầu vào cuối tuần vừa qua nhưng đồng thời cũng để lại một không gian lớn về những thắc mắc của người xem, đặc biệt là câu chuyện du hành thời gian. Khác với nhiều bộ phim khác có cùng đề tài, Avengers lật ngược toàn bộ những quy tắc time travel mà trong đó lớn nhất chính là “không được gặp chính mình trong quá khứ” “thay đổi quá khứ thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai”.

Cụ thể, Captain America hay Nebula đều có màn giao chiến với phiên bản quá khứ, thậm chí Nebula của năm 2023 cũng đã bắn chết bản 2014 khi cô ả giả mạo nhằm đưa Thanos và bè lũ đến tương lai. Tại Việt Nam lẫn quốc tế, những bàn luận bất tận về chủ đề du hành thời gian mà Marvel để lại trong Endgame đã kéo dài với nhiều lập luận khác nhau.

Cụ thể, một số khán giả cho rằng, hiệu ứng cánh bướm - the butterfly effect (vốn được sử dụng ở rất nhiều bộ phim xuyên không nổi tiếng như X-men: Days of Future Past, Back to the Future…) hay nghịch lý ông nội - the grandfather paradox không hề được áp dụng tại trường hợp Endgame.

Theo đó, phi vụ trộm cắp xuyên không (time heist) thực chất là du hành dòng thời gian (timeline travel) chứ không phải du hành thời gian (time travel). Khác hẳn cách nghĩ thông thường, các cột mốc mà Biệt đội Báo thù dịch chuyển đến lại là các địa điểm. Để dễ hiểu hơn, độc giả có thể theo dõi các sơ đồ do chính một khán giả ở Việt Nam - Lucas trình bày ngay dưới đây:

Khái niệm timeline travel theo góc nhìn (Nguồn hình: Lucas Luân Nguyễn).

Tuy nhiên, sau khi những góc nhìn mới về timeline travel được đặt ra nhằm lý giải cho những sự kiện diễn ra trong Avengers: Endgame, nhiều phản biện đã được đặt ra để bày tỏ những thắc mắc vẫn còn tồn động ngay trong học thuyết mới này. Hãy cùng SAOstar nhìn qua một số phản biện.

Xem thêm: Hai cảnh phim đắt giá xuất hiện trong Infinity War và Avengers: Endgame nhưng đem lại cảm xúc khác nhau!

Câu chuyện mượn đá và trả đá

Lý thuyết được đưa ra rằng, các viên đá sau khi được mượn từ nhiều nguồn khác nhau sẽ phải hoàn trả vào đúng vị trí và thời gian cũ ngay khi lấy nó. Tức là, Hulk (Mark Ruffalo) đi từ dòng thời gian 2023 Endgame sang 2012 New York nhằm “mượn” viên Đá Thời Gian - Time Stone của Thượng Cổ Tôn Giả (Tilda Swinton).

Sau khi đem viên đá trở về 2023 Endgame, thời gian ở 2012 New York vẫn tiếp tục trôi đi như bình thường. Và giả thuyết đặt ra, sau khi xong việc ở cuối phim, Captain America cần quay lại đúng thời khắc Hulk vừa mượn và rời khỏi chỗ của Ancient One, trả lại cho bà - chênh lệch chỉ vài giây để không ảnh hưởng vận mệnh thế giới.

Chúng ta không thể nào biết rõ, suốt hơn 30 phút tại 2023 Endgame, lúc cả nhóm Avengers đang ra sức chống chọi trước quân đoàn đông đảo do Thanos phái đến (Josh Brolin), thì với 2012 New York, không rõ bao nhiêu ngày/giờ, thậm chí là bao nhiêu năm đã trôi qua.

Iron Man - Người duy nhất có thể cho khán giả biết chính xác lý thuyết xuyên không trong MCU.

Tính tới thời điểm hiện nay, vẫn chưa ai chứng minh được rằng, các dòng thời gian - đa vũ trụ ấy (nếu có) đều thống nhất với nhau về mặt thời gian hay không. Khán giả chỉ mới nghe siêu anh hùng Ant-man (Paul Rudd) khẳng định: 1 năm của 2023 Endgame tương đương khoảng 5 giờ đồng hồ nơi thế giới lượng tử - Quantum Realms. Còn khái niệm “5 giây” chênh lệch từ lời dự đoán của giáo sư Hulk trong lần thử nghiệm máy lượng tử vẫn chưa thể thuyết phục.

Vì thế, nếu Captain America (từ năm 2023 Endgame) dịch chuyển sang đúng cột mốc 2012 New York ngay sau khi Hulk đem viên đá đi, thì nhiều khả năng thời điểm đó đã trở thành quá khứ tại timeline 2012 New York mất rồi. Và việc trả đá ấy sẽ góp phần tạo ra thêm một “thực tại” khác từ 2012 New York mà thôi. Tóm lại, chuyến “phượt” dòng thời gian chỉ làm tổng thể vũ trụ MCU ngày càng rối loạn hơn bao giờ hết.

Chỉ vì muốn tận hưởng cuộc sống yên bình, Steve đã bị nhiều fan ném đá không thương tiếc.

Xem thêm: 'Avengers: Endgame' nỗ lực gợi ý về siêu anh hùng đồng tính nhưng cộng đồng LGBTQ không hài lòng vì lý do này

Spider-man trở về trường và tiếp tục đi học

Nếu từng thưởng thức bộ phim Spider-man: Home Coming, các độc giả sẽ nhận ra tại thời điểm 2017, cậu nhóc Spider-man/Peter Parker (Tom Holland) vừa bước qua độ tuổi 15 và theo học cấp 3. Khi sự kiện Avengers: Endgame kết thúc, tức 2023, lúc chàng trai trẻ xách cặp quay lại trường trung học nhằm hoàn tất chương trình phổ thông, cậu ta đã bắt gặp đứa bạn thân Ned (Jacob Batalon) ở đấy. Đáng chú ý, Ned thể hiện thái độ vui mừng, như thể Peter mới trở về từ “phương xa” nào đó vậy.

Nhiều người có thể phản biện rằng, phân cảnh trên chứng tỏ anh bạn kia đã may mắn sống sót sau cú búng tay của Thanos. Tuy nhiên, tại sao cậu ta vẫn học mãi cấp 3 trong… 6 năm trời (2017 - 2023)? Chẳng lẽ, tất cả các thầy cô giáo giảng dạy ở nơi này đều bị “bay màu” vào năm 2018 (Infinity War), nên ban giám hiệu buộc phải đóng cửa nhà trường, khiến Ned đành chịu cảnh “thất học” suốt chừng ấy thời gian. Có lẽ, chúng ta sẽ phải chờ đến phần phim tiếp theo của Spider-man là Far From Home để được ekip Marvel Studios giải đáp cặn kẽ.

Liệu chi tiết này có phải là đỉnh cao plot hole tiếp theo của MCU kể từ vụ nhầm lẫn “8 năm”?

Captain America sống cùng Peggy

Vào cuối bom tấn Avengers: Endgame, Captain America/Steve Rogers (Chris Evans) gây bất ngờ lớn khi tự ý thay đổi timeline (tạo thêm nhánh thực tại từ 2023 Endgame), sau đó “đi tới” đúng thời điểm đám tang của Tony (Robert Downey Jr.) mà chẳng cần tới GPS không - thời gian lẫn máy lượng tử. Khán giả suy đoán, lúc hoàn thành nhiệm vụ hoàn trả đá Vô Cực về đúng timeline cũ, Steve đã quyết định dừng chân ở quá khứ để sống hạnh phúc bên cô người yêu Peggy Carter (Hayley Atwell).

Cụ thể, thời điểm Steve chọn xuyên không chính là cuối thế chiến thứ hai, khi Captain America ở phần phim The First Avenger (2011) lao phi cơ xuống vùng biển Bắc Cực rồi rơi vào trạng thái ngủ đông. Như vậy, chàng đại úy nơi timeline 2023 Endgame đã khéo léo tạo nên một dòng thời gian khác. Tại đây, anh giữ trọn lời hứa với Peggy và cùng cô thực hiện điệu nhảy lãng mạn. Năm tháng trôi qua, lúc thấy mình trở nên già yếu, anh mới quay về 2023 Endgame nhằm trao chiếc khiên biểu tượng cho anh bạn Falcon/Sam Wilson (Anthony Mackie).

Falcon - đại úy Hoa Kì thế hệ thứ hai sẽ còn tái ngộ quý khán giả.

Tuy nhiên, lập luận này chỉ càng làm nảy sinh thêm nhiều điểm bất hợp lý. Đầu tiên, nếu Steve Rogers 2023 Endgame muốn hội ngộ đồng đội sau khi trả đá xong, thì thay vì ngồi ở cái ghế đá gần đấy và chờ đợi, anh buộc phải xuất hiện tại chính chiếc máy lượng tử do Hulk thiết kế. Chưa kể, ngoài hai yếu tố GPS định vị lẫn máy lượng tử, để có thể xuyên không thành công, chàng đại úy cũng cần phải ở hữu hạt Pym.

Trong lúc đó, việc anh lựa chọn sống cùng Peggy đã tiêu tốn hết số hạt ấy, đồng thời dẫn đến hàng loạt thay đổi ở timeline mới. Việc can thiệp vào những sự kiện định sẵn như ngăn chặn kế hoạch tìm kiếm Captain America tại Bắc Cực, hay giải cứu The Winter Solider/Bucky (Sebastian Stan) chắc chắn sẽ gây nên các hệ lụy khôn lường: Biệt Đội Báo Thù chẳng thể được thành lập, người hùng Ant-man (nếu có) cũng chưa bao giờ mắc kẹt tại lượng tử giới Quantum Realms…

Hiện các fan MCU đều đang mong ngóng Captain America tiết lộ kế hoạch xuyên không của mình.

Vì vậy, ai sẽ là người giúp Steve 2023 Endgame chế tạo máy lượng tử để “ghé ngang” đám tang của Tony Stark? Về vấn đề trên, người viết xin đưa ra một góc nhìn khác hợp lí hơn. Nhiều khả năng, tại mọi dòng timeline đều tồn tại hai bản thể Captain America: một là chàng đại úy từ dòng thời gian 2023 Endgame, còn người kia chính là Steve Rogers đang trong trạng thái ngủ đông. Mặc dù sống chung cùng Peggy Carter, nhưng Captain America (2023 Endgame) lại không hề can thiệp gì vào bất kì sự kiện nào, còn Steve Rogers “ngủ đông” vẫn sẽ được hồi sinh và thực hiện sứ mệnh dẫn dắt biệt đội Avengers.

Từ đó, chúng ta dễ dàng suy luận, người chồng bí ẩn của đặc vụ Peggy Carter suốt bấy lâu nay chính là… Captain America 2023 Endgame, và cô nàng đã làm mọi cách nhằm “che giấu” chàng đại úy khỏi tai mắt thế gian. Sau khi sống ẩn dật cả đời, anh đã tính toán đúng thời điểm để… ra ghế đá ngồi chờ, trao chiếc khiên cho Falcon chứ không hề dịch chuyển này nọ như giả thuyết timeline travel.

Hiện tại, trước khi Marvel Studios đưa ra câu trả lời chính thức, đây hẳn là kết quả hợp lý nhất mà đông đảo khán giả có thể chấp nhận được.

Xem thêm: Những câu hỏi khiến khán giả hoang mang sau 'Avengers: Endgame'

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Bách Đam Động Chủ

Được quan tâm

Tin mới nhất
LG ra mắt điều hòa DUALCOOLTM AI Air với làn gió thông minh, tiết kiệm điện năng và lọc khí toàn diện