Phim Ảnh

7 khác biệt lớn nhất giữa phim và truyện của 'Mortal Engines'

Anh Anh
Chia sẻ

"Mortal Engines" là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Phillip Reeve được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2001, tiếp theo là ba phần hậu truyện được ra mắt trong giai đoạn từ 2003 đến 2006.

Vào năm 2008, nhà sản xuất Peter Jackson đã mua lại bản quyền Mortal EnginesChristian Rivers sẽ tham gia trong vai trò đạo diễn. Người hâm mộ dễ dàng phát hiện nhiều điểm khác biệt so với nguyên tác của trailer mới được tung ra gần đây nhất của bộ phim này, và sau đây và danh sách về 7 khác biệt nổi bật nhất giữa phiên bản điện ảnh và tiểu thuyết của Mortal Engines.

Cốt truyện Mortal Engines trở nên ít tình tiết hơn

Đương nhiên, những thay đổi trong mạch truyện sẽ phục vụ cho một mục đích duy nhất, đó là để cho câu chuyện được mang lên màn ảnh một cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Nguyên tác của Phillip Reeve là một câu chuyện độc đáo, hấp dẫn, nhưng lại có quá nhiều tình tiết, và rõ ràng, việc mang tất cả để nhét vào hai tiếng đồng hồ là không thể. Nhiều chi tiết của truyện đã bị bỏ qua, ví dụ như thị trấn cướp biển Tumbridge Wheels gần như không tồn tại, hay màn xuất hiện của nhân vật Anna Fang trong truyện cũng có nhiều yếu tố hành động hơn,…

Phiên bản điện ảnh có yếu tố trận chiến trên không

Bộ phim sẽ có một phân cảnh chiến đấu sử dụng máy bay chưa từng xuất hiện trong nguyên tác. Rất có thể đây sẽ một cảnh quan trọng để thay thế hồi ba của tiểu thuyết. Biết đâu trận chiến này lại là điểm nhấn cho bộ phim thì sao?

Nhân vật được “nâng” tuổi so với nguyên tác

Như đã thấy trong trailer, những nhân vật chính có độ tuổi tầm 20-25, nhưng ở nguyên tác, họ chỉ mới tầm tuổi thiếu niên. Điều này cũng không phải bất ngờ gì quá lớn đối với một bộ phim có kinh phí “khủng”, vì những diễn viên lớn tuổi hơn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn. Cũng giống như trường hợp của Game Of Thrones, biên kịch đã phải “nâng” tầm 5 tuổi cho các nhân vật trong phim.

Tạo hình nhân vật khác một trời một vực, đặc biệt là Hester

Hester là một nhân vật quan trọng trong Mortal Engines, được tác giả miêu tả là có một vết sẹo lớn trên khuôn mặt, như một gợi nhắc về quá khứ đen tối của cô. Ở phiên bản điện ảnh, Hester do nữ diễn viên Hera Hilmar thủ vai có vết sẹo không quá lớn trên mặt. Ngoài ra, nhân vật Katherine Valentine (Leila George) trên phim có mái tóc đen, chứ không phải vàng như trong nguyên tác,….

Valentine là vai phản diện chính

“Tên tuổi” nổi bật nhất trong phim chính là nam diễn viên Hugo Weaving, đảm nhận vai phản diện Thaddeus Valentine. Trong truyện thì Valentine vẫn nằm dưới trướng tên thị trưởng điên loạn, nhưng trên phim, có vẻ như hắn mới chính là vai phản diện chủ đạo.

Minion sẽ thay thế Mickey và Goofy

Ở bản điện ảnh, trong bảo tàng London, nơi mà Tom trú ngụ qua ngày, có một trụ tường dành để tưởng nhớ “những vị thần của nước Mỹ thất lạc”, và những biểu tượng này không ai khác, chính là các Minion. Khác với phim ảnh, trong nguyên tác, những “vị thần” này lại là chuột Mickey và chú chó Goofy. Sự thay đổi này cũng dễ hiểu vì Mortal Engines là một phim của Universal, cùng hãng với những chú Minion nên cũng thuận tiện hơn trong vấn đề bản quyền.

Giảm thiểu chi tiết máy móc chạy bằng hơi nước

Hình ảnh máy móc chạy bằng hơi nước chính là phong cách đặc trưng xuyên suốt tiểu thuyết nhưng đáng tiếc thay, yếu tố này đã không thực sự được đầu tư ở phiên bản điện ảnh.

Trailer phim Cỗ máy tử thần.

Chia sẻ

Bài viết

Anh Anh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất