Chẳng có gì tệ hơn khi một bộ phim kết thúc với nhân vật chính bỗng dưng biến mất, cốt truyện đi vào lối mòn còn người xem lại xoay mòng trong hoang mang.
“Nếu đạo diễn dám kết thúc bộ phim như thế này, tôi thề tôi sẽ đốt nhà ông ta.”
Đây có thể là điều mà tâm trí của bạn gào thét mỗi khi chứng kiến một cái kết phim nhạt nhẽo. Đặc biệt, khi một bộ phim xuất sắc phải kết thúc bằng một phân cảnh “dở hơi”. Tất cả sự yêu thương, mến mộ của bạn sẽ được thay thế bằng sự phẫn nộ và hụt hẫng ngay lập tức (như các nhà khoa học đã chứng minh: ranh giới giữa yêu và ghét vốn rất mỏng manh). Và sau đây là 11 cái kết phim kinh khủng nhất mọi thời đại.
(500) Days Of Summer sở hữu cốt truyện lãng mạn kinh điển với câu chuyện tình éo le giữa cậu chàng Tom (Joseph Gordon-Levitt) và cô nàng Summer (Zooey Deschanel), kết thúc bằng một cái chết thật lâm li bi đát. Thú vị chứ?
Ở đoạn kết phim, anh chàng Tom đã thành công thoát khỏi bóng hình của Summer, người con gái mà cậu hết lòng yêu thương nhưng lại khiến cậu phiền muộn vì quan niệm tình yêu trái ngược. Tom đã trở thành một tên ngốc và ích kỷ khi cậu cho rằng Summer xứng đáng được nhận những gì tốt đẹp hơn và quyết định buông tay cô. Đó sẽ là một đoạn kết tuyệt vời nếu bạn nhìn nó ở góc độ của cô nàng Summer.
Trailer bộ phim “(500) Days Of Summer”.
Nhưng nếu xét ở khía cạnh của Tom, nhân vật này để lại khá nhiều sự thất vọng. Tom bắt đầu câu chuyện của mình với hình ảnh một chàng trai si tình yêu nhạc indie, phải lòng một cô nàng xinh xắn đỏng đảnh. Cậu liều mình tiến đến với Summer, để rồi trái tim của cậu vì thế mà vỡ tan thành từng mảnh. Dường như Tom vẫn chưa nhận ra bài học quý báu sau mối tình với Summer. Cậu chàng lại một lần nữa lên đường tìm kiếm một tình yêu mới để chữa lành vết thương trong tim. Đó cũng là thời khắc kết thúc bộ phim này. Quả là một cái kết không vẹn cả đôi đường.
10. Changeling
Bộ phim trinh thám của Clint Eastwood, Chaneling, ra mắt năm 2008 là một tác phẩm hành động không dành cho các vị phụ huynh yếu tim và có con nhỏ nghịch phá. Song bộ phim vẫn là một cuộn phim tuyệt vời để tận hưởng vào những dịp cuối tuần.
Câu chuyện bắt đầu với Angelina Jolie trong vai người mẹ có con trai bị bắt cóc và được thay thế bằng một viên cảnh sát. Hành động này nhằm ép buộc cô giữ kín bí mật về một đội cảnh sát tham nhũng. Bà mẹ một con đã dũng cảm tự mình điều tra ra chân tướng và chứng minh viên cảnh sát nọ không phải là đứa con trai thật sự của mình. Cô đã bị bắt giam cho đến khi một tên sát nhân man rợ xuất hiện và để lộ thông tin về mối quan hệ phức tạp của hắn với sự mất tích của con trai cô.
Trailer bộ phim “Changeling”.
Khi tên sát nhân cảm thấy ăn năn vì những lỗi lầm mà hắn gây ra, hắn đã nói với cô rằng hắn sẽ ra đầu thú nếu cô đồng ý đến gặp hắn. Thế nhưng hắn lại rút lời và mang con trai của cô cao chạy xa bay. Bộ phim đã đặt dấu chấm hết tại đó. Bà mẹ một con cuối cùng vẫn không thể tìm lại con trai của mình, còn khán giả thì hụt hẫng khi chứng kiến một cái kết phim vô nghĩa.
Nghiêm túc mà nói thì chuyện gì đã xảy ra trong American Psycho vậy? Hỗn loạn, lộn xộn như một cái chợ, đánh mất hoàn toàn giá trị của nguyên tác (Brett Easton Ellis). Chuỗi hành động giết người liên hoàn đầy kiêu ngạo của Patrick Bateman (Christian Bale) trong phim mang hơi hướng của một kịch bản trinh thám bí ẩn hơn là câu chuyện về một kẻ sát nhân tâm thần, hướng đi được định hình từ ban đầu cho American Psycho.
Bộ phim mở đầu bằng tình tiết Patrick Bateman giết Paul Allen (Jared Leto), một người bạn cùng lớp có “siêu năng lực” đặt bàn nhà hàng dễ dàng và sở hữu chiếc name card (danh thiếp) bắt mắt. Willem Dafoe (Donald Kimball) cùng với gương mặt đáng sợ trong vai thám tử tư đã nhận nhiệm vụ điều tra vụ án này từ vợ của Paul Allen. Câu chuyện dần đi lệch quỹ đạo khi đạo diễn Mary Harron thổi phồng vẻ ngạo mạn của gã sát nhân một cách thái quá. Trong khi Patrick Bateman ở nguyên tác hành động lặng lẽ và bí ẩn thì Patrick Bateman ở phiên bản điện ảnh lại điên cuồng chém giết lộ liễu.
Trailer bộ phim “American Psycho”.
Kết thúc của bộ phim là một mớ bong bong khiến người xem cảm thấy vô cùng hụt hẫng. Toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối được giải thích là một sự lừa dối trắng trợn. Tên sát nhân Patrick Bateman hoàn toàn vô hại. Tất cả chỉ là trí tưởng tượng của hắn, chẳng có gì đã thật sự xảy ra, chẳng có ai thật sự bị giết, chỉ có khán giả bị lừa một vố nhớ đời mà thôi.
8. Zodiac
Zodiac là một trong những tác phẩm tuyệt vời của đạo diễn David Fincher với nội dung kể về những bí ẩn kịch tích. Tuy nhiên, nếu xét về câu chuyện của tên sát nhân Zodiac thì đoạn kết của bộ phim vẫn chưa thể thỏa mãn những câu hỏi của khán giả.
Zodiac - một tên sát nhân man rợ thoắt ẩn thoắt hiện của thập niên 60 và 70 - đã khiến các cảnh sát phải đau đầu từ năm này đến năm khác. Đạo diễn David Fincher và đội ngũ sản xuất của ông đã gầy dựng những thước phim vô cùng xuất sắc khi tiếp tục câu chuyện bằng việc phóng viên Paul Avery (Robert Downey Jr.) và họa sĩ Robert Graysmith (Jake Gyllenhaal) tham gia điều tra vụ án.
Trailer bộ phim “Zodiac”.
Hầu hết các khán giả khi xem bộ phim này đều mong nhận được lời giải đáp cho câu hỏi Zodiac là ai. Trớ trêu thay, tên sát nhân Zodiac lại ẩn khéo léo đến mức khiến bộ phim có một cái kết sáo rỗng và nhạt nhẽo (bởi lẽ hắn không xuất đầu lộ diện). Có thể bạn cho rằng giá trị thật sự của tác phẩm nằm ở những phân đoạn điều tra gay cấn, hồi hộp nhưng điều đó không đồng nghĩa Zodiac có một cái kết ra trò.
7. Mother!
Nếu nhắc đến những bộ phim gây tranh cãi mạnh mẽ, chúng ta không thể nào bỏ qua tác phẩm Mother!. Bộ phim bắt đầu khi một đôi vợ chồng xảy ra xích mích về việc sinh con đầu lòng. Người đàn ông (anh ta còn chẳng có tên), một nhà thơ quan tâm đến sự nổi tiếng của mình hơn là quan tâm đến người vợ. Anh ta bỏ mặc vợ để tụ tập, ăn chơi cùng với những người bạn của anh ta tại nhà. Bi kịch bất ngờ ập đến khi người phát ngôn của người chồng xuất hiện và tiến hành tra tấn mọi người bên trong ngôi nhà. Người vợ đã phát điên và tìm cách phóng hỏa căn nhà, thiêu chết toàn bộ sinh mạng có mặt ở đó.
Trailer bộ phim “Mother!”.
Tất nhiên, mọi thứ lẽ ra đều nằm trong kế hoạch của đạo diễn Darren Aronofsky nhằm khiến khán giả phải suy ngẫm về ý nghĩa của bộ phim, cho đến khi cái kết diễn ra. Không phải ai cũng “thấm” được hết cái kết ngộ nghĩnh này. Không chỉ vô nghĩa, đoạn kết của Mother! còn chẳng giải thích được những ẩn khuất được đưa ra trước đó. Chất lỏng màu vàng mà người vợ uống là gì, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng liệu có được xóa bỏ, chuyện gì đã xảy ra trong phim là những câu hỏi mà khán giả sẽ chẳng bao giờ nhận được câu trả lời.
6. Kick-Ass 2
Kick-Ass 1 là một dấu son khó phai trong lịch sử điện ảnh Hollywood với thể loại siêu anh hùng tương tự như Batman Begins vì sở hữu cốt truyện đầy vui nhộn. Nam diễn viên Aaron Taylor-Johnson đã hoàn thành xuất sắc vai diễn siêu anh hùng bắt tội phạm của mình, thành công trong việc thu hút khán giả bằng chất giọng husky đặc trưng và khiếu hài hước tuyệt vời.
Tuy nhiên, Kick-Ass 2 lại không tạo được tiếng vang mạnh mẽ như phần một dù kịch bản đã bám sát với nguyên tác truyện tranh. Nguyên nhân chủ yếu đến từ phần kết của phim, thứ được nhận xét là mớ hỗn độn không nên xuất hiện trên cõi đời này.
Trailer bộ phim “Kick-Ass 2”.
Nhân vật phản diện bị đánh tơi tả đến nhập viện, siêu anh hùng Kick-Ass bắt đầu một khóa huấn luyện khác trong khi đả nữ Hit Girl lại chuyển đến thành phố khác sinh sống. Mọi thứ trước mắt người hâm mộ như sụp đổ hoàn toàn vì thất vọng. Như vậy, bom tấn Kick-Ass 2 vẫn chưa thể cho khán giả nhìn thấy một sự tiến bộ của nhân vật hay một lời giải thích cho những khúc mắc trong phim.