Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Vì sao những chiếc máy bay nặng nề lại có thể bay lượn như những chú chim?

Thực tế, việc bay được của máy bay và những chú chim có rất nhiều điểm tương đồng.

Những chiếc máy bay thương mại lớn nhất trên thế giới có thể có trọng lượng lên tới trên dưới 500 tấn, trong khi đó loại chim lớn nhất có thể bay hiện tại có trọng lượng cơ thể chỉ khoảng tối đa 16 kg. Dù vậy, có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết thực tế máy bay và những chú chim đều dựa trên một nguyên tắc chung để có thể bay.

Để bay được thì cả máy bay và chim đều phải thắng được lực hút trái đất.

Theo đó, một trong những nguyên tắc cơ bản của việc bay là chống lại được lực hút của Trái đất với người “đồng minh” lớn nhất là không khí. Máy bay và những chú chim đều bay bằng cách tận dụng những nguyên tử không khí xung quanh chúng. Khi đập cánh, những chú chim sẽ tạo ra một khu vực áp lực không khí cao bên dưới cánh, trong khi đó khu vực phía trên đó là là vùng áp lực không khí thấp. Nguyên tắc này cũng xuất hiện khi máy bay di chuyển trên đường băng. Sự chênh lực áp lực không khí ở khu vực dưới cánh máy bay và trên cánh máy bay giúp máy có được một lực nhấc bổng. Khi lực này thắng trọng lực Trái đất, máy bay sẽ bay lên.

Để cất cánh, máy bay trước tiên phải đạt được vận tốc cao trên đường băng.

Tất nhiên, một chiếc máy bay 500 tấn sẽ cần nhiều lực hơn một chú chim và máy bay làm điều này bằng hai cách. Đầu tiên, máy bay sẽ phải di chuyển trên đằng băng với tốc độ khoảng từ 242 km/h cho tới 289 km/h để tạo ra các vùng không khí di chuyển nhanh xung quanh khu vực cánh máy bay. Bên cạnh đó, máy bay cũng có thể bay lên nhờ một thứ gọi là “góc tấn công”. Có thể bạn cũng đã để ý, thay vì nhấc bổng máy bay lên không trung sau khi di chuyển trên đường băng với tốc độ cao, máy bay cất cánh bằng cách đưa phần đầu máy bay lên trước và phần đuôi lên sau, tạo thành một “góc tấn công”. Việc tạo ra “góc tấn công” này giúp bên dưới cánh máy bay có thêm được nhiều không khí hơn nữa, đồng nghĩa với nhiều áp lực hơn.

Thay vì băng lên trời theo cách nhấc thân máy bay song song với mặt đất, máy bay nhấc phần đầu lên trước để tạo thành một “góc tấn công” giúp phần cành cho thêm nhiều lực từ không khí hơn.

Khi đã ở trên không trung, thứ giúp cho máy bay có thể duy trì vị trí là động cơ với một trong những chức năng là tạo ra dòng không khí chạy dọc cánh máy bay. Khi máy bay bay càng cao, không khó càng loãng, vì thế máy bay sẽ phải di chuyển với tốc độ cao hơn để duy trì được trạng thái trong khung trung của mình. Theo đó, tốc độ khi bay của máy bay có thể lên tới 880 km/h. Dù vậy, không khí loãng đồng nghĩa với ít lực cản hơn, do đó máy bay có thể bay cao hơn mà lại tiêu tốn ít năng lượng hơn.

Lần tới khi bạn có dịp đi máy bay, có lẽ bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn với trải nghiệm của mình!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc