Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Vì sao cáp quang biển dễ đứt và việc sửa chữa lại mất nhiều thời gian đến vậy?

Thái Sơn - CTV Theo dõi Saostar trên google news

Xung quanh những cọng cáp quang dưới đáy biển giúp bạn có thể truy cập Internet có rất nhiều thông tin thú vị.

Lắp đặt cáp dưới biển là một công việc tốn thời gian, vô cùng vất vả và tốn nhiều chi phí

95% lưu lượng dữ liệu quốc tế được truyền bằng hệ thống cáp được đặt dưới đáy biển. Việc lắp đặt hệ thống cáp này được thực hiện bằng những con thuyền chuyên dụng và quá trình này không chỉ đơn giản là thả những đường dây cáp có đe chặn xuống đáy biển. Thông thường, việc lắp đặt cáp yêu cầu chọn những vị trí dưới đáy biển có bề mặt phẳng, tối ưu, tránh các chướng ngại vật. Ở vùng nước nông, đường kính cáp có thể tương đương một lon nước ngọt, tuy nhiên ở vùng nước sâu thì cáp có thể mỏng hơn rất nhiều. Lý do cho điều này là bởi ở vùng nước sâu, việc mạ kẽm các cọng cáp là không thực sự cần thiết bởi không có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ bền của cáp ở khu vực này.

Mặc dù chi phí lắp đặt cáp phụ thuộc vào chiều dài tuyến cáp và địa điểm lắp đặt, tuy nhiên nhìn chung quá trình này tốn khá nhiều chi phí.

Cá mập có thể cắn cáp

Mỗi khi cáp đứt, cộng đồng mạng thường nói đùa rằng chúng bị cá mập cắn. Điều này không phải khi nào cũng đúng như thực tế có xảy ra trong thực tế. Những công ty như Google thậm chí đã thực hiện bọc những cọng cáp của mình bằng một chất liệu có thể chịu đựng được những cú tấn công của các chú cá mập tò mò.

Đặt cáp ngầm trên cạn cũng dễ đứt chẳng kém gì đặt cáp dưới đáy biển

Các thiết bị xây dựng là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng của cáp ngầm trên cạn. Trong khi đó, đối với cáp dưới lòng đại dương, cũng có không ít yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ bền của chúng, ví dụ như mỏ neo của thuyền bè, các sinh vật biển hay thậm chí là thảm hoạ tự nhiên dưới lòng đại dương.

Sửa cáp dưới đáy biểu không dễ, nhưng sau 150 năm, con người đã tìm được một số cách để tăng tốc quá trình này

Mỗi khi một đoạn cáp gặp sự cố, các tàu biển chuyên dụng cho việc sửa chữa sẽ làm nhiệm vụ. Nếu cáp nằm ở vùng nước nông, robot sẽ được sử dụng để tiếp cận đoạn cáp và đưa nó lên. Tuy nhiên, nếu cáp nằm ở vùng nước sâu, tàu sửa chữa sẽ sử dụng các móc sắt chuyên dụng để đưa đoạn cáp lên mặt nước, phục vụ công tác sửa chữa. Để giúp mọi thứ đơn giản hơn, các móc sắt này đôi khi sẽ cắt đoạn cáp hỏng làm đôi và thuyền sửa chữa sẽ nâng mỗi đầu cáp lên để sửa trên mặt nước.

Việc xác định chính xác vị trí đoạn cáp đứt cũng là một thách thức đối với đội sửa chữa và đôi khi mất khá nhiều thời gian cho nhiệm vụ này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thái Sơn - CTV

Được quan tâm

Tin mới nhất