Công Nghệ

'Thế giới' hà khắc sau những cảnh cổng đóng kín của các trại cai nghiện Internet ở Trung Quốc

Theo The Sun
Chia sẻ

Sau khi nghiện Internet được coi là một chứng rối loạn ở Trung Quốc, các trung tâm cai nghiện Internet mọc lên như nấm tại quốc gia này.

Năm 2008, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới coi ‘nghiện Internet’ là một chứng bệnh rối loạn. Kể từ thời điểm này, Trung Quốc có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề được xem là vấn đề của thế kỉ 21 nói trên bằng nhiều biện pháp mà không ít trong số đó gây ra nhiều tranh cãi. Một trong số đó là cai nghiện Internet ở những trung tâm cai nghiện Internet như China Young Mental Development Base. Một cây viết của trang The Sun có tên Jamie Fullerton đã có dịp trải nghiệm những gì diễn ra đằng sau thế giới bí mật này.

Jamie Fullerton (ngoài cùng bên phải hàng cuối cùng) nhận hướng dẫn cùng các bệnh nhân khác ngoài sân một trung tâm điều trị nghiện Internet ở Trung Quốc.

Sau một thời gian đứng ngoài trời, Jamie cùng các bệnh nhân khác di chuyển vào bên trong trung tâm để tiếp tục điều trị.

Cây viết Jamie Fullerton chia sẻ ở thời điểm anh có dịp khám phá bên trong trung tâm này, có khoảng 80 bệnh nhân ở đây. Hầu hết trong số họ là nam giới với độ tuổi trung bình khoảng 16. Không ít trong số này được bố mẹ gửi gắm vào trung tâm mặc dù thực sự không muốn. Những trung tâm kiểu này từng gây ra rất nhiều tranh cãi với các quan ngại liên quan đến bạo lực và thậm chí là giam nhốt bệnh nhân. Mọi hoạt động ở đây có tính kỉ luật như một doanh trại quân đội.

Anh cho biết thêm trung tâm China Young Mental Development Base được thành lập từ năm 2003, trước cả thời điểm nghiện Internet được chính thức công nhận là một chứng rối loạn tại quốc gia tỷ dân.

Các bệnh nhân được khuyến khích tham gia vào các hoạt động có tính năng động cao như bóng bàn.

Giới chức Trung Quốc từng đưa ra một thống kê rằng có tới 24 triệu người tại quốc gia này đang nghiện Internet. Rất nhiều trong số đó ở độ tuổi vị thành niên. Họ nghiện những trò chơi trực tuyến như League of Legends hay Defense of the Ancients. Tại Trung Quốc, hiện có khoảng 300 trung tâm cai nghiện như vậy đang hoạt động.

Năm 2017, thông tin về một nam thanh niên 18 tuổi có tên Li Ao qua đời sau chỉ hai ngày trong trung tâm Hefei Zhengneng Education, một trung tâm cai nghiện Internet khác ở tỉnh An Huy khiến nhiều người bất ngờ. Thi thể Li Ao cho thấy nhiều vết thương, cả bên ngoài và bên trong. Trả lời phỏng vấn tờ Anhui Shangbao, mẹ Li Ao cho biết: “Cơ thể con trai tôi có rất nhiều sẹo, từ đầu tới chan. Lúc gửi con vào đây nó hoàn toàn bình thường, làm sao nó lại có thể chết sau chỉ 48 giờ chứ?”

Jamie sử dụng một thiết bị đo hoạt động não tại một trung tâm điều trị nghiện Internet ở Bắc Kinh.

Tất cả các bệnh nhân đều phải thực hiện bài kiểm tra này. Nó được cho là có thể xác định xem bệnh nhân có đang bị trầm cảm hay không.

Jamie cho biết anh yêu cầu được trải nghiệm như một bệnh nhân. Vì thế, anh không được phép mang theo bất kì một thiết bị nào cho phép kết nối Internet khi bước chân vào trung tâm này. Tao Ran, giám đốc trung tâm, cho biết China Young Mental Development Base từng là một trường học công nghệ thông tin. Nó có một khoảng sân bê tông với bàn bóng bàn, sân bóng rổ cùng bờ tường cao để bệnh nhân không trốn ra ngoài được. Mỗi căn phòng thường có 8 người sử dụng chung và được khóa chặt hàng đêm.

Ảnh chụp các bệnh nhân trong một trung tâm điều trị nghiện Internet khác có tên Qide Education Center.

Một bệnh nhân vừa hoàn thành khóa điều trị kéo dài 6 tháng cúi đầu chào giáo viên của mình.

Tất cả các bệnh nhân tham gia khóa điều trị tại China Young Mental Development Base đều phải mặc đồ giống một doanh trại quân đội trước khi tham gia các khóa tập luyện hoặc các khóa học với nội dung cho thấy Internet có tác động xấu như thế nào. Trong khóa điều trị, họ có thể gặp bố mẹ khi có nhu cầu tới thăm và thậm chí nhiều người còn phải dùng thêm thuốc nếu có các dấu hiệu về rối loạn tâm lý.

Ông Tao Ran chia sẻ nhiều bệnh nhân bị trầm cảm. Đó là lý do vì sao các bài kiểm tra điện não đồ là cần thiết để xác định được các bệnh lý liên quan đến tinh thần.

Các bệnh nhân tuân thủ lịch luyện tập, điều trị và sinh hoạt như trong quân đội.

Luyện tập chống đẩy.

Một cô gái cau mày khi cố gắng thực hiện nốt bài chống đẩy tại Qide Education Center ở Bắc Kinh.

Các bệnh nhân nữ được phép đeo găng tay khi luyện tập.

Một bệnh nhân chia sẻ với Jamie rằng anh từng bị chói tay và chân để giúp bình tĩnh trở lại trong vài phút. Trong khi đó, một bệnh nhân khác gọi trung tâm mà anh đang trải nghiệm là một “cuộc tẩy não.” Ông Ray Tao cho biết bạo lực là một điều gì đó thường thấy trong những trung tâm như thế này nhưng ông khẳng định một vài bệnh nhân có xu hướng bạo lực chứ không phải nhân viên của ông.

Một số học viên nữ bị bắt đứng cạnh giường để kiểm tra tại một trại cai nghiện Internet ở Trung Quốc.

Rất nhiều người hướng dẫn trong các trung tâm này từng là những người hướng dẫn trong quân đội.

Học viên một trại cai nghiện ở Đại Hưng, Bắc Kinh ăn trưa cùng nhau.

Tại một trại cai nghiện ở Tế Nam, Sơn Đông, các bệnh nhân được yêu ầu nghe một loại nhạc để làm giảm bớt cơn nghiện Internet.

Các bệnh nhân có dấu hiệu lo lắng được yêu cầu nằm nghỉ và sử dụng điện liệu pháp.

Chia sẻ

Theo

The Sun

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất