Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Tan Hooi Ling, người ‘bẻ lái’ Grab tiến vào các thị trường mới

Tan Hooi Ling cùng người đồng sáng lập còn lại của Grab là Anthony Tan đang xây dựng “đế chế” gọi xe lớn nhất Đông Nam Á.

Tan Hooi Ling là người đồng sáng lập của startup decacorn(*) đầu tiên tại Đông Nam Á - siêu ứng dụng Grab. Có trong tay tấm bằng MBA của Đại học Harvard, cô gái 35 tuổi này đã cùng người đồng sáng lập Anthony Tan kêu gọi được 9 tỉ USD đầu tư cho Grab.

Gần một nửa trong số tiền này được thực hiện vào tháng 3 khi Grab keie gọi được 4,5 tỉ USD trong một vòng đầu tư dẫn dắt bới quỹ VisionFund của SoftBank, Alibaba, Microsoft và 26 nhà đầu tư khác. Thành tích này đưa định giá công ty lên mốc trên 14 tỉ USD. Trước khi năm 2019 kết thúc, Grab còn có mong muốn gọi thêm được 2 tỉ USD vốn đầu tư trong Series H này của mình.

Trong vai trò giám đốc vận hành, Tan tập trung vào phát triển thị phần tại 8 quốc gia và 336 thành phố Grab đang hoạt động. Vào tháng 3 năm 2018, Grab đã thâu tóm mảng hoạt động của Uber trong một thương vụ trị giá “vài tỉ USD”.

Sau thương vụ, Uber có được 27,5% cổ phần Grab, đồng thời CEO Dara Khosrowshahi của Uber cũng có một ghế hội đồng quản trị. Song, có trong tay mảng vận hành của Uber cũng giúp Grab nhanh chóng có được tới 60% thị phần ở Indonesia - thị trường lớn nhất Đông Nam Á - tính trên số lượng chuyến xe trong khoảng thời gian giữa năm 2018, tăng lên từ 30% ở đầu năm 2017, theo ABI Research.

Người cha làm việc trong nghành xây dựng của Tan đã truyền cảm hứng để cô theo học ngành kĩ sư áy học ở Đại học Bath, Anh Quốc. Sau một năm làm kĩ sư máy cho ông lớn dược phẩm Eli Lilly, Tan đầu quân cho công ty tư vấn McKinsey ở Malaysia. Tại đây, cô nhận được khoản tài trợ theo học MBA từ Harvard. Cũng chính Harvard là nơi Tan gặp người sáng lập còn lại của Grab, Anthony Tan. Mặc dù làm việc cho Salesforce sau khi tốt nghiệp, Tan Hooi Ling dành toàn bộ thời gian rảnh của mình để phát triển Grab cùng Anthony Tan. Cô thậm chí dành kì nghỉ của minhf để tới Kuala Lumpur phá triển đội ngũ.

Tan đặt mục tiêu giúp Grab có được vị trí vững chắc trong thị trường gọi xe có dung lượng 25 tỉ USD và có được một phần trong miếng bánh thanh toán trị giá 500 tỉ USD tại Châu Á. Ở Singapore, Grab đang cố gắng trở thành một trong năm đơn vị được cấp phép thanh toán điện tử. Grab Financial Group, mảng dịch vụ tài chính của Grab, mong muốn người dùng chọn Grab làm ví điện tử chính, sau đó làm nền tảng để triển khai các dịch vụ như cho vay và bảo hiểm.

Năm 2018, Grab hợp tác cùng Credit Saison để triển khai dịch vụ cho vay trong khi đó hợp tác cùng Mastercard để phát hành thẻ tín dụng. Ngoài fintech, Tan cũng tích hợp nhiều dịch vụ khác vào hệ sinh thái của Grab với mong muốn biến nó thành siêu ứng dụng, nơi người dùng có thể tìm thấy mọi thứ.

(*) các startup đạt định giá 10 tỉ USD.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
LG ra mắt điều hòa DUALCOOLTM AI Air với làn gió thông minh, tiết kiệm điện năng và lọc khí toàn diện