Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Những điều ít người biết về thế giới công nghệ ở quốc gia bí ẩn Triều Tiên

Business Insider Theo dõi Saostar trên google news

Là một đất nước khép kín, những thông tin về Triều Tiên luôn khiến nhiều người cảm thấy tò mò.

Rất ít người dùng Internet

Internet như cách chúng ta biết có tồn tại ở Triều Tiên nhưng việc truy cập nó rất hạn chế và thường chỉ có người nước ngoài và giới thượng lưu được làm điều này.

Hều hết mọi người sử dụng mạng Internet nội bộ của Triều Tiên mang tên gọi Kwangmyong. Các website trên mạng nội bộ này chủ yếu thuộc về các viện và các tổ chức ở Triều Tiên. Dù vậy, nó cũng được sử dụng cho mục đích thương mại. Năm 2015, mọt website mua sắm trực tuyến có tên Okryu đã chính thức ra mắt.

Có mạng xã hội riêng

Triều Tiên phát triển một mạng xã hội của riêng mình và nó từng đươc phát hiện vào năm 2016 bởi nhà nghiên cứu của Dyn Networks Doug Madory. Mạng xã hội này có đầy đủ các chức năng, cho phép người dùng đăng kí qua email và đăng tin nhắn lên tường của nhau. Một điểm thú vị là mạng xã hội này từng bị hack với cách thức cực kì đơn giản. Theo đó, một thanh niên 18 tuổi người Scotland vào năm 2016 đã dùng tên đăng nhập là “admin” và mật khẩu là “password” để chiếm toàn quyền quản lý mạng xã hội này.

1/10 người Triều Tiên có điện thoại thông minh

Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, người Triều Tiên thích dùng điện thoại di động hơn điện thoại cố định hay PC. Nhà mạng Koryolink từng công bố có khoảng 3 triệu thuê bao di động đăng kí. Trong khi đó, chỉ có khoảng vài trăm nghìn người sở hữu máy tính cá nhân, theo Andrei Lankov, tác giả cuốn sách “The Real North Korea”.

Nhưng chúng không thể thực hiện cuộc gọi đi quốc tế

Nhà mạng lớn nhất Triều Tiên Koryolink không hỗ trợ các cuộc gọi quốc tế.

Chỉ những người giàu có mới sở hữu được máy tính để bàn

Chỉ những người thuộc giới thượng lưu mới có cơ hội được sử dụng máy tính để bàn ở Triều Tiên, ví dụ như các sinh viên may mắn được theo học tại Đại học Bình Nhưỡng. Ở các quán cà phê hay trường học, máy tính cũng có thể được sử dụng nhưng rất hạn chế.

Máy chạy hệ điều hành dựa trên Linux…

Triều Tiên có một hệ điều hành máy tính riêng mang tên gọi Red Star và điểm đáng chú ý nhất về nó nằm ở việc Red Star có giao diện giống hệt OS X của Apple. Một số người nói vui rằng đây là kết quả của việc Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng là một fan cứng của “táo khuyết”.

Máy tính bảng cũng chỉ dành cho những người giàu có

Tại Triều Tiên, một chiếc máy tính bảng có tên Woolim cũng được cho là được bày bán. Chiếc máy này không có Wi-Fi, Bluetooth và vận hành trên nền tảng Android được tuỳ biến khá nhiều. Woolim được sản xuất tại Trung Quốc và có giá khoảng trên dưới 220 USD, khá cao với nhiều người Triều Tiên.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Business Insider

Được quan tâm

Tin mới nhất