Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Người Trung Quốc đổ xô mua sắm qua livestream trong mùa đại dịch COVID-19

Mặc dù các trung tâm mua sắm đã mở cửa trở lại, chưa có nhiều người Trung Quốc đi mua sắm trực tiếp trong thời gian này.

Chỉ trong vòng ba ngày, 130.000 người đã đổ xô vào xem livestream từ trung tâm thương mại Shanghai New World. Trong 12 giờ mỗi ngày, từ ngày 6/3 đến 8/3, 12 người dẫn chương trình khác nhau đã được trung tâm thương mại này thuê để quảng bá các sản phẩm đến từ Adidas, Dior hay Lego. Đây được xem là một giải pháp tình thế mà các trung tâm thương mại ở Trung Quốc áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh khiến nhiều người không còn hứng thú với việc trực tiếp đến các địa điểm mua sắm. Shanghai New World thực hiện livestream trên Douyin, phiên bản Trung Quốc của TikTok.

Livestreaming là một ngành công nghiệp phát triển ở Trung Quốc. (Ảnh: SCMP) 

Nhiều công ty công nghệ khác cũng đang đưa ra các dịch vụ tương tự. Một số bảo tàng Trung Quốc và New York Metropolitan Museum mới đây cũng bắt đầu livestream các buổi triển lãm của mình và tặng qua thông qua Pinduoduo. Ngành công nghiệp livestream tại Trung Quốc đang bùng nổ nhanh chóng ở Trung Quốc và đạt mốc 433 tỉ nhân dân tệ (61 tỉ USD) giá trị giao dịch trong năm 2019, theo iiMedia. Năm nay, với sự thúc đẩy bởi đại dịch, con số này có thể chạm mốc 916 tỉ nhân dân tệ.

Theo một khảo sát của Hiệp hội người tiêu dùng Trung Quốc, người Trung Quốc thích kiểu mua sắm qua livestream bởi nó có tính xã hội và tương tác cao hơn mua sắm trên website truyền thống. Qua livestream, họ cũng có thể hiểu hơn về sản phẩm mà mình định mua. Theo Kr-ASIA, trang mua sắm livestream lớn nhất ở thời điểm hiện tại là Taobao của Amazon.

Trong số 5.333 người tham gia khảo sát của Hiệp hội người tiêu dùng Trung Quốc, 70% sử dụng Taobao. Về phần mình, nền tảng này tiết lộ số lượng nhà bán sử dụng livestream lần đầu tiên đã tăng tới 719% trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 năm nay. Douyin trong khi đó đứng thứ hai với 57,8% người tham gia khảo sát dùng nó cho mục đích mua sắm, còn Kuaishou đứng thứ ba với 41%.

Theo số liệu mới đây, tình hình COVID-19 tại Trung Quốc đã có phần lắng xuống. (Ảnh: Abacus)

Dù vậy, livestream không phải khi nào cũng nhận được đánh giá tích cực. Khảo sát trên cho thấy gần 40% người dùng có những trải nghiệm tiêu cực khi mua sắm dưới hình thứ này, vấn đề lớn nhất là quảng cáo sai sự thật hoặc phóng đại.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc