Vị CEO khiêm nhường, hay bị nhân viên nhầm là bảo vệ, với những kế hoạch phi thường
Nhiều tháng liền, Daniel Zhang thường họp nhanh với một nhóm nhỏ trong một garage ít người để ý ở Thượng Hải. CEO Alibaba đang phát triển một kế hoạch bí mật mà ngay cả nhân viên của ông tại Hàng Châu, cách đó 100 dặm, cũng sẽ cảm thấy điên rồ.
Zhang muốn cho ra đời một startup bên trong người khổng lồ thương mại điện tử mà ông đang lèo lái. Startup này sẽ kết hợp một cửa hàng tạp hoá, một nhà hàng và một ứng dụng giao hàng. Nó sử dụng robot và nhận diện khuôn mặt để tăng tốc độ các vấn đề liên quan đến kho vận và thanh toán.
Mang tên gọi Freshippo, dự án này mang đậm dấu ấn của Zhang với tương lai cỉa Alibaba, hiện đang có 150 cửa hàng tại 17 thành phố ở Trung Quốc.
Tại một cửa hàng ở Hàng Châu, những chiếc giỏ nhựa tự động di chuyển trong đường ray gắn trên trần nhà, thu thập các món hàng đã được đặt hàng trực tuyến. Nhân viên giao hàng đứng bên cạnh, sẵn sàng giao đồ với bán kính 3 km chỉ cần tối thiểu 30 phút.
Zhang, nay đã bước sang tuổi 47, sẽ là người thế chân và nhận vị trí Chủ tịch Alibaba từ ngày 10 tháng 9 tới từ tay Jack Ma. Trước đó, Daniel Zhang đã là CEO Alibaba từ năm 2015. Bằng cách này, Daniel Zhang trở thành người đầu tiên nắm cả hai chức vụ quan trọng trong Alibaba kể từ thời người đồng sáng lập Jack Ma.
Trái ngược với sự nổi tiếng, thường xuyên xuất hiện trước công chúng cùng những phát biểu được nhiều người trích dẫn của Jack Ma, Zhang lại là một người ít nói và giao tiếp Tiếng Anh chưa quá trôi chảy.
Ngay cả ở Trung Quốc, không nhiều người biết đến Daniel Zhang và thậm chí ở trụ sở của Alibaba, ông còn thường bị nhầm là một bảo vệ.
Trầm lặng là thế, song Zhang đang chứng tỏ mình có sức mạnh chuyển đổi không kém người tiền nhiệm. Ông tin rằng Alibaba đang có vị thế đặc biệt để kết hợp giữa trực tuyến và ngoại tuyến trong việc cung cấp hàng tạp hoá đến khách hàng.
Zhang cũng có hàng chục dự án đưa Alibaba tiến sâu hơn vào các lĩnh vực như tài chính, chăm sóc sức khoẻ, phim ảnh và âm nhạc.
Tại Mỹ, nơi cổ phiếu Alibaba niêm yết, những động thái nói trên của Daniel Zhang đã khiến giới đầu tư lo lắng. Thế nhưng, trong quan điểm của ông, đây lại là vấn đề sinh tồn.
“Mọi mô hình kinh doanh đều có chu kì”, ông khẳng định trong một buổi phỏng vấn với Bloomberg Businessweek. “Nếu chúng tôi không giết chết mô hình kinh doanh hiện tại, một người khác sẽ làm điều này. Vì thế, tôi thà thấy mô hình kinh doanh mới của chính chúng tôi giết chết những gì đang tồn tại”, ông chia sẻ.
Đi tìm hạt giống tăng trưởng mới
Vai trò của Alibaba trên thị trường thương mại điện tử đã khiến vốn hoá của công ty đạt ngưỡng 460 tỉ USD. Dù vậy, những dấu hiệu chững lại đã bắt đầu xuất hiện trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Các nhà đầu tư đã đẩy giá cổ phiếu Alibaba theo chiều đi xuống. Trong khi đó, biểu tình ở Hong Kong khiến kế hoạch niêm yết tại Hong Kong của Alibaba, vốn có thể gọi thêm 20 tỉ USD, phải hoãn lại.
“Ông ấy sẽ phải tìm những hạt giống tăng trưởng doanh thu mới”, Mitchell Green, đối tác điều hành Lead Edge Capital, chia sẻ. “Zhang đang gieo rất nhiều hạt giống”.
Sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải, Zhang lối nghiệp người cha làm kế toán bằng việc học Tài chính - Kinh tế tại Đại học Thượng Hải. Đầu sự nghiệp, Zhang đã chứng kiến nhiều cảnh “sớm nở tối tàn” của các doanh nghiệp lớn. Ông sau đó trở thành một kiểm toán viên cho Arthur Andersen Trung Quốc và làm việc tại một văn phòng vệ tinh khi hãng này sụp đổ với những liên quan tới scandel kế toán của Enrol.
Ở bước tiếp theo của sự nghiệp, Zhang trở thành giám đốc tài chính của công ty sản xuất trò chơi Shanda Interactive, ở thời điểm đó là công ty Internet lớn nhất Trung Quốc. Đây cũng là nơi Phó Chủ tịch kiêm đồng sáng lập Alibaba Joseph Tsai tìm thấy ông vào năm 2007.
“Daniel rất hiểu biết kinh doanh”, Tsai chia sẻ. “Bạn không thể đột phá trừ khi bạn thực sự hiểu thứ mình đang định đột phá”.
Chỉ khi gia nhập Alibaba, Daniel Zhang mới thực sự tạod dược sự khác biệt cho bản thân. Khi đầu quân cho Alibaba, sản phẩm ăn khách nhất của công ty này là Taobao, một bản sao của eBay với rất nhiều mặt hàng đa dạng.
“Khi tôi nhìn vào báo cáo tài chính, lạy Chúa”, Zhang nói. “Doanh thu? Không! Lợi nhuận cuối cùng? Lỗi rất nhiều. Và khi tôi xem bảng cân đối kế toán, mọi thứ còn tệ hơn”.
Từ năm 2008, Zhang nhận nhiệm vụ phát triển Tmall, một chợ trực tuyến giống Amazon.com. Để thu hút các thương hiệu đến với website này, Zhang hứa hẹn trang bị cho các thương nhân hàng đầu thông tin mới về khách hàng mà Alibaba có được: họ là ai mua cái gì, họ sống ở đâu và quảng cáo nào hiệu quả nhất.
Doanh số bùng nổ và Zhang thậm chí thuyết phục được nhiều thương hiệu toàn cầu như P&G gat SK-II cũng phân phối hàng trực tuyến ở quốc gia tỉ dân.
Daniel Zhang cũng cho thấy Alibaba rất nghiêm túc về vấn đề hàng giả khi xây dựng phần mềm phát hiện hàng nhái, kém chát lượng đồng thời cung cấp đường dây nóng dể doanh nghiệp có thể báo cáo vi phạm.
P&G ước tính khoảng 1% hàng hoá thương hiệu này trên các website của Alibaba là hàng giả, trong khi đó Taobao cũng nổi tiếng với vấn đề vi phạm bản quyền.
Làm nhiều hơn nói
Năm 2009, Zhang cùng đội ngũ tạo ra sự kiện mua sắm Singles Day vào này 11 tháng 11. Zhang dành nhiều tháng để thuyết phục các thương hiệu tham gia và sau đó trực tiếp giám sát hoạt động bán hàng, quảng bá và các món hàng được hiển thị lớn trên website.
Doanh số bán hàng sự kiện này chạm mốc 135 triệu USD vào năm thứ hai và tăng lên 5,8 tỉ USD vào năm thứ năm. Năm ngoái, tổng doanh thu từ sự kiện chạm mốc 31 tỉ USD, lớn hơn nhiều so với sự kiện mua sắm Black Friday của Mỹ.
Động lực từ Tmall và Singles’ Day “về cơ bản đã định hình ông lớn bán lẻ như ngày hôm nay”, Duncan Clark, tác giả cuốn Alibaba: The House That Jack Built, nói. Jerrry Yang, đồng sáng lập Yahoo và thành viên hội đồng Alibaba, chia sẻ rằng phong cách khiêm nhường của Zhang là một điểu cộng.
“Kết qủa Zhang mang lại đã nói lên tất cả”, Yang nhận xét. “Với ông ấy, tất cả đều là thực thi”.
Các dự án như Freshippo được Alibaba lạc quan gọi là “bán lẻ kiểu mới”. Dự án này được lãnh đạo bởi CEO Houyi, người đang lên kế hoạch mở công ty riêng khi gặp Zhang vào năm 2014.
Trong một buổi cà phê, Zhang thuyết phục Houyi gia nhập Alibaba và cập 100 triệu USD cho ôn để khởi động mà không yêu cầu lợi nhuận trong hai năm đầu tiên.
“Lúc đó, tôi đã hiểu ông quyết tâm thế nào”, Hou nhớ lại. “Đây như thế là startup thứ hai của Daniel. Ông nói sau nhiều năm, cuối cùng mình đã thấy một dự án có thể vượt qua Tmall”. Ở thời điểm hiện tại, Hou đang phát triển mô hình kinh doanh cho dự án.
Freshippo còn cách thành công rất xa. Biên lợi nhuận thời rất mỏng trong lĩnh vực hàng tạp hoá và một số startup nhiều đầu tư khác cũng đang cạnh tranh với startup cỉa Zhang.
Dự án giao hàng Ele.me cuả Alibaba cũng đang “tắm máu” trong trận chiến với Meituan. Wang Xing, người sáng lập Meituan, nói với Bloomberg vào đầu năm nay rằng Alibaba sẽ hụt hơi trong cuộc đua vào năm 2020.
Zhang nói Wang Xing đã sai và rằng Alobaba quyết tâm có ít nhất 50% thị phần giao đồ ăn để giành lợi thế trong các lĩnh vực khác, bao gồm thanh toán điện tử.
Mở rộng hoạt động ra nước ngoài có lẽ là thách thức lớn nhất với Alibaba. Jack Ma từng chia sẻ một ngày Alibaba sẽ có ít nhất một nửa danh thu từ bên ngoài Trung Quốc, một mục tiêu mà Daniel Zhang sẽ tiếp tục theo đuổi.
Alibaba mới đâu rót 4 tỉ USD vào Lazada để mở rộng ở Đông Nam Á, song đang gặp nhiều khó khăn ở thị trường quan trọng như Indonesia. Vào tháng 3, Lazada đã có CEO thứ ba của mình chỉ trong 9 tháng.
Mặc dù văn hoá “996” - làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 giờ mỗi tuần - ngày càng quen thuộc trong làng công nghệ Trung Quốc, lĩnh trình của Daniel Zhang cũng khắc nghiệt không kém khi chỉ xoay quanh làm việc, ăn và ngủ.
Cuối tuần, Zhang thường gặp hai hoặc ba CEO. Bên cạnh việc vượt qua đối thủ, Daniel Zhang còn cần vượt qua cái bóng của Jack Ma. “Rất khó để đi theo những người sáng lập”, Jeff Sonnefeld, thuộc Đại học Quản trị Yale, nói. “Song thậm chí còn khoá hơn để đi theo những người có tầm ảnh hưởng toàn cầu”.