Cụ thể, các ứng dụng lừa đảo này rất đa dạng như game, TV và ứng dụng giả lập điều khiển từ xa. Điều đáng quan ngại, phần mềm quảng cáo được tích hợp trong các ứng dụng này có thể ẩn hoàn toàn và chạy trong nền nhưng người dùng không biết.
Khi Trend Micro thử nghiệm các ứng dụng này, tất cả chúng đều có cách thức hoạt động tương tự nhau là bắt đầu với quảng cáo toàn màn hình khi ứng dụng được mở. Sau khi đóng quảng cáo, ứng dụng này lại phát tiếp một quảng cáo toàn màn hình khác.
Khi quảng cáo đó bị đóng, người dùng sẽ thấy một màn hình có nhiều tùy chọn. Nhấn vào bất kỳ nút nào trong số đó sẽ dẫn đến một quảng cáo toàn màn hình khác.
Tiếp đó, ứng dụng sẽ hiển thị đang trong quá trình tải. Sau vài giây, ứng dụng sẽ biến mất khỏi màn hình và biểu tượng cũng biến mất khỏi điện thoại hoặc máy tính bảng. Mặc dù ứng dụng đã bị ẩn, một quảng cáo toàn trang sẽ xuất hiện trên màn hình của người dùng cứ sau 15 đến 30 phút.
Quảng cáo cũng sẽ xuất hiện mỗi khi người dùng mở khóa thiết bị của họ. Nếu muốn, người dùng có thể vào “Cài đặt” > “Ứng dụng” và tìm đến ứng dụng chứa quảng cáo cần gỡ và xóa đi. Nếu thấy một ứng dụng nào đó không có tên và biểu tượng thì cũng nên gỡ luôn vì nhà phát triển cố tình làm thế để bạn không tìm ra được tên ứng dụng đã lỡ cài trước đó.
Về phía Google, sau khi nhận được báo cáo, Google đã gỡ tất cả 85 ứng dụng này khỏi chợ ứng dụng Google Play.
Bạn đọc có thể xem danh sách đầy đủ 85 ứng dụng lừa đảo qua hình ảnh dưới đây.