Công Nghệ

Giãi mã hình ảnh có thể đánh giá mức độ stress đang được dân mạng nhiệt tình chia sẻ

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Bạn có thấy hình ảnh bên dưới chuyển động hay không?

Vài ngày trở lại đây, nhiều người dùng Facebook chia sẻ một hình ảnh tĩnh được cho là được tạo ra bởi một giáo sư thần kinh Nhật Bản cùng nội dung nếu nhìn thấy hình ảnh này chuyển động càng nhanh thì mức độ căng thẳng về mặt tinh thần của bạn càng cao. Dù vậy, đâu là sự thật đằng sau câu chuyện đang làm dân mạng “sóng gió” này?

Hình ảnh đang được rất nhiều người chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

Chia sẻ trên tờ El Pais, giám đốc phòng thí nghiệm khoa học thần kinh thuộc trường Đại học New York Susana Martinez-Conde cho biết việc một người nhìn thấy hình ảnh tĩnh này chuyển động ra sao, nhanh hay chậm phụ thuộc vào một số yếu tố như tông màu sáng hay tối của hình ảnh cùng với vị trí của điểm nhìn trên hình ảnh. Theo đó, để hình ảnh này dừng chuyển động, tất cả những gì bạn cần làm là nhìn cố định vào một điểm trên nó. Thực tế, những hình ảnh theo kiểu “đánh lừa” thị giác như kiểu này từng nhiều lần làm cộng đồng mạng tranh cãi.

Cùng lúc, giáo sư ngành khoa học thần kinh nhận thức thuộc Đại học Milano-Bicocca Alice Proverbia chia sẻ trên Twitter cá nhân rằng hình ảnh này là một dạng ảo giác, đánh lừa chuyển động với nguyên nhân đến tự sự tương tác phức tạp của vùng vỏ não V4 và V5. Vùng V5 theo đó là vỏ não để xử lý chuyển động trong khi đó vùng V4 để xử lý màu sắc và hình khối.

Nhiều hình ảnh “đánh lừa thị giác” từng được chia sẻ. Ví dụ như trong hình ảnh này, nhiều người thấy các vòng tròn xoay, chuyển động mặc dù đây hoàn toàn là ảnh tĩnh.

“V4 xử lý các hình ảnh xoắn ốc và hình tròn, V5 liên quan đến hình ảnh 3D và các chuyển động, một sự tương tác phức tạp dẫn đến hiệu ứng này,” giáo sư nói trên chia sẻ. “Các thần kinh V4 đã bão hoà đến mức sự chuyển động trong thần kinh V5 được diễn giải là một tín hiệu cảm giác,” giáo sư chia sẻ thêm. Cũng theo giáo sư Alice Proverbia, chuyển động trong hình ảnh là một ví dụ hoàn hảo cho sự cạnh tranh trong vỏ não thị giác.

Thực tế, khi nhìn hình ảnh này quá lâu, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác đau đầu, chóng mặt hoặc thậm chí nôn nao. Điều này có thể làm nhiều người nghĩ đến việc mình đang gặp căng thẳng.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất