Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Giả mạo video Tổng thống Donald Trump, hacker phát tán virus độc hại

Bằng cách gửi email đính kèm video giả mạo Tổng thống Mỹ Donald Trump, những kẻ hacker có thể xâm nhập máy tính của những người tải về tệp tin độc hại.

Các nhà nghiên cứu an ninh mạng tại Trustwave mới đây cảnh báo một chiến dịch Malspam mới, nhằm phát tán một loại trojan truy cập từ xa (RAT) vào máy người dùng mạng.

Bằng cách gửi email đính kèm video giả mạo Tổng thống Mỹ Donald Trump, tin tặc có thể xâm nhập máy tính của những nạn nhân tải về mã độc.

Giả mạo video Tổng thống Donald Trump, hacker phát tán virus độc hại Ảnh 1
(Ảnh: Trustwave)

Các email giả mạo này có tiêu đề "CHO VAY TỐT" được đính kèm tập tin có tên "TRUMP_..._SCANDAL_VIDEO.jar".

Xem thêm: Hé lộ số tiền Apple tiết kiệm được khi bỏ củ sạc, tai nghe khỏi hộp đựng

Các nhà nghiên cứu an ninh mạng tại Trustwave cho biết, khi người dùng tải xuống và mở tập tin, virus sẽ xâm nhập hệ thống máy tính của nạn nhân.

"Chúng tôi tin rằng những kẻ xấu đang cố gắng lợi dụng sự kiện được chú ý gần đây để phát tán virus độc hại, vì chúng sử dụng tập đính kèm hoàn toàn không liên quan đến chủ đề của email", Diana Lopera, nhà nghiên cứu bảo mật của Trustwave cho biết.

Giả mạo video Tổng thống Donald Trump, hacker phát tán virus độc hại Ảnh 2
(Ảnh: Trustwave)

Loại trojan truy cập từ xa này có các tính năng điển hình như đánh cắp thông tin hệ thống, thông tin đăng nhập từ các ứng dụng như Google Chrome, Firefox, Thunderbird và Microsoft Outlook.

Các chuyên gia cảnh báo, người dùng không nhấp vào các email không rõ nguồn gốc và khi phát hiện các email loại này nên báo cáo spam (thư rác) với các nhà cung cấp dịch email để ngăn chặn sự lây lan.

Giả mạo video Tổng thống Donald Trump, hacker phát tán virus độc hại Ảnh 3
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang bước lên chiếc Không lực Một ở Maryland, Hoa Kỳ hôm 12/12. (Ảnh: BRENDAN SMIALOWSKI | Getty Images)

Được biết, các nhóm tin tặc thường lợi dụng sự quan tâm của cộng đồng dành cho một nhân vật, sự kiện nào đó để phát tán mã độc.

Chẳng hạn vào thời điểm tháng 3/2020, một số nhóm tin tặc đã lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp để phát động, tiến hành chiến dịch tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Giả mạo video Tổng thống Donald Trump, hacker phát tán virus độc hại Ảnh 4
Thời điểm tháng 3/2020, một số nhóm tin tặc đã lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp để phát tán mã độc. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an / Sysdvd)

Theo khuyến cáo của Bộ Công an, để phòng chống không bị tin tặc tấn công, người sử dụng Internet cần nâng cao cảnh giác khi truy cập Internet như không truy cập vào những liên kết lạ, không tải và mở về các tập tin không rõ nguồn gốc.

Ngoài ra, người dùng cần cài đặt các phần mềm diệt virus có bản quyền và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu, bản vá bảo mật cho hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng. Trong trường hợp đã mở tệp tin đính kèm, cần ngắt kết nối Internet và liên hệ với bộ phận quản trị để khắc phục, xử lý.

Xem thêm: Xác định được vị trí hộp đen, Indonesia chạy đua trục vớt máy bay gặp nạn

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất