Thông thường, việc sử dụng smartphone trong khi đang tham gia vào những công việc đòi hỏi sự giao tiếp, tương tác khác sẽ bị coi là thô lỗ. Tuy nhiên, phát minh mới đầy độc đáo này sẽ khiến bạn phải nghĩ lại, vì nó sẽ thay đổi hoàn toàn bộ mặt của cách thức điều khiển thiết bị, thông qua việc… gãi mũi thay vì sử dụng tay lướt trên màn hình.
Đây hiện vẫn đang là dự án trong giai đoạn thử nghiệm và phát triển bởi các chuyên gia tại Đại học KAIST từ miền Nam Hàn Quốc, Đại học St. Andrews từ Scotland và Georgia Tech tại Mỹ. Do đó sẽ không có chuyện chúng ta kịp thấy một nhóm người đi lại trên đường phố và quẹt, gãi hay giơ tay loạn xạ lên trước mũi. Được biết, mục đích chung của nhóm phát triển là “thao tác với thiết bị điện tử mà không gây bối rối, khó chịu cho người đối diện hoặc xung quanh.”
Yếu tố làm cho cơ chế này của kính hoạt động hiệu quả là vì một cụm 3 cảm biến đặc biệt có tác dụng đo điện thế ở phần da thịt xung quanh. Thông thường, loại cảm biến này được dùng để đo hoạt động của mắt trong lĩnh vực y tế, nhưng sau này lại được phát triển và ứng dụng thêm cho mục đích tái tạo, tương tác hình ảnh số nữa.
Các cử chỉ được tính toán tích hợp cho kính.
Ở trường hợp này, mắt không phải là đối tượng được tập trung mà chính là mũi. Mỗi khi người dùng chạm vào mũi theo các cách khác nhau, điện thế đo được ở bộ phận đó sẽ thay đổi theo hướng đặc trưng nhất định, đủ để các nhà khoa học lưu trữ thông tin, đánh giá và tạo lập các mối tương quan.
Hiện tại, đội ngũ cho biết còn một vài khó khăn mà họ đang gặp phải, như việc làm sao để phân biệt giữa cử chỉ vô tình và cố tình của người dùng, tránh nhầm lẫn và kích hoạt tính năng điều khiển không đúng lúc.