Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Đi tìm thiết kế màn hình smartphone thông minh nhất ở thời điểm hiện tại?

Một chiếc điện thoại nên càng lớn càng tốt khi sử dụng và càng nhỏ càng tốt khi để trong túi quần.

Thiết kế smartphone trong khoảng một đến hai năm trở lại đây đang dần trở nên thú vị hơn so với giai đoạn trước đó. Sau thời kì “bão hoà” về thiết kế điện thoại, các nhà sản xuất dường như lại đang dám thử nghiệm nhiều hơn để mang đến cho người dùng những trải nghiệm mới mẻ. Dù vậy, một xu hướng thiết kế chung mà nhiều nhà sản xuất đang hướng đến là tối đa diện tích của màn hình trên mặt trước của smartphone. Bằng cách này, người dùng có thể có thể có được một thiết bị có kích thước thân máy nhỏ nhất nhưng kích thước màn hình lớn nhất, đúng như triết lý thiết kế của người đứng đầu mảng thiết kế Nokia một thời Marko Ahtisaari từng đưa ra - một chiếc điện thoại nên càng lớn càng tốt khi sử dụng và càng nhỏ cảng tốt khi để vào trong túi quần.

Thế nhưng không phải nhà sản xuất nào cũng có cách tiếp cận giống nhau cho mục tiêu này.

Màn hình “tai thỏ”

ịPhone X (2017) giúp phổ biến thiết kế “tai thỏ.”

Được Apple trình làng vào tháng 9 năm 2017, mặc dù không phải là chiếc điện thoại đầu tiên có kiểu màn hình “tai thỏ”, thế nhưng không thể phủ nhận iPhone X là chiếc điện thoại giúp phổ biến thiết kế này. Phần “tai thỏ” trên iPhone theo đó là nơi Apple bố trí một số linh kiện cần thiết cho điện thoại như cảm biến, camera trước hay loa thoại.

Thời điểm iPhone X ra mắt, không ít người “phản đối” thiết kế “tai thỏ” của iPhone bởi thực tế cho thấy nó rõ ràng làm mất đi tính cân xứng và cân đối với có của một chiếc điện thoại. Bên cạnh đó, phần “tai thỏ” quá lớn cũng “ăn” vào nội dung hiển thị trên màn hình, từ đó làm ảnh hưởng đến các trải nghiệm nghe nhìn của người dùng. Dù vậy, sau khi iPhone X xuất hiện, hàng loại hãng sản xuất Android cũng chạy theo kiểu màn hình “tai thỏ” và thừa nhận rằng đây là một trong những cách làm tốt nhất để tối ưu diện tích màn hình.

Từ màn cho hình “giọt nước” cho tới màn hình “nốt ruồi”

Thiết kế màn hình “nốt ruồi” trên điện thoại của Samsung.

Màn hình “giọt nước” có thể được xem là một kiểu thiết kế “tiến hoá” hơn so với màn hình “tai thỏ” khi phần “ăn” vào màn hình của nó nhỏ hơn. Dù vậy, so với kiểu màn hình “nốt ruồi” mà Samsung là một trong những nhà sản xuất đi tiên phong áp dụng cùng những sản phẩm mới của mình như S10 hay S10e thì nó vẫn chưa phải là một phương án tối ưu nhất.

Với màn hình “nốt ruồi,” Samsung chọn cách tiếp cận “đục lỗ” nhỏ ở góc trên bên phải màn hình để bố trí camera trước đơn hoặc kép. Bằng cách này, điện thoại của Samsung sẽ có tỷ lệ màn hình trên mặt trước lớn hơn so với kiểu màn hình “tai thỏ” hay “giọt nước” tương đối nhiều. Tuy nhiên, vẫn có một điểm trừ của nó nằm ở việc nội dung hiển thị trên màn hình bị ảnh hưởng bởi phần “nốt ruồi” này.

Đi tìm phương án tối ưu nhất?

OPPO F11 Pro chọn cơ chế camera trước “thò thụt” để tìm điểm dung hoà tốt nhất cho màn hình.

Đầu năm 2019, OPPO trình làng chiếc OPPO F11 Pro khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ khi máy gần như hoàn toàn không có viền màn hình. Ở góc trên màn hình, người dùng theo đó sẽ chỉ thấy một phần “cằm” rất mảnh là nơi OPPO bó trí dải loa cho điện thoại của mình. Để làm được điều này, hãng sản xuất đã chọn cơ chế bật mở cho phần camera selfie, thay vì bố trí nó trực tiếp trên màn hình. Có thể nói, cách làm trên OPPO F11 Pro là cách tiếp cận tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại khi nó dung hoà được tất cả các điểm trừ mà màn hình “tai thỏ”, “giọt nước” hay “nốt ruồi” đang tạo ra.

Những gì các nhà sản xuất smartphone đang thể hiện hứa hẹn một tương lai tươi sáng và thú vị cho thị trường di động. Sau tất cả, nhiều trang công nghệ dự đoán, công nghệ màn hình và cách thiết kế màn hình có thể là điểm dễ dàng nhận biết và tạo ra sự khác biệt nhất trên những chiếc điện thoại của năm 2019 và xa hơn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tin tốt từ Triệu Lộ Tư
Minh Cúc 'Ly giang hồ' trong 'Độc đạo' và hành trình kiên cường 14 năm chăm con bại não
Luật kinh tế: Ngành học đắt giá trong nền kinh tế hội nhập