Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Đền, chùa Nhật Bản nhận công đức bằng tiền điện tử

Thái Sơn - CTV Theo dõi Saostar trên google news

Công nghệ tài chính rõ ràng đang len lỏi vào từng ngóc ngách nhỏ nhất trong đời sống.

Những miếu Thần đạo và đền thờ Phật giáo ở Nhật Bản đang hướng tới phi tiền mặt khi cho phép khách viếng dùng smartphone để cung đức hoặc đóng góp, thay vì sử dụng tiền mặt, theo Nikkei Asian Review.

Đền, chùa Nhật Bản nhận công đức bằng tiền điện tử Ảnh 1
(Ảnh: Nikkei)

Thực tế này đang được đón nhận với những phản ứng trái chiều. Trong khi một số người đánh giá cao sự tiện lợi của việc không phải đổi tiền, một số người lại nói rằng cách công đức này không thể hiện được tấm lòng của người đóng góp. Thậm chí, không ít người lo ngại những nhà vận hành thanh toán có thể theo dõi được việc đóng góp, công đức của mỗi cá nhân.

Đền, chùa Nhật Bản nhận công đức bằng tiền điện tử Ảnh 2
(Ảnh: Nikkei)

Vào ngày đầu tiên của năm mới, một cơn gió lạnh thổi qua ngôi đền Ogon Shrine ở Takayama, một thành phố nơi người dân rất tôn trọng truyền thống. Một người phụ nữ 54 tuổi thực hiện công đức bằng cách sử dụng mã QR đặt bên cạnh hòm công đức. Bà nhập số tiền đóng góp và ứng dụng và nó được thực hiện bằng một đồng tiền điện tử do quỹ tín dụng địa phương phát hành.

“Nó tiện vì tôi không phải thanh toán bằng những đồng xu,” bà nói.

Một người  nông dân 64 tuổi khác thì không cảm thấy ấn tượng. “Mua sắm và công dức là hai việc khác nhau, phi tiền mặt không mang lại cho chúng ta cảm giác linh thiêng,” người này nhận định.

Đền, chùa Nhật Bản nhận công đức bằng tiền điện tử Ảnh 3
(Ảnh: Nikkei)

Quay lại hàng thế trước, saisen (khoản công đức, đóng góp) thường được thực hiện bằng những bát gạo, song sau đó được thay thế bằng những món tiền nhỏ. Đến nay, trong thời kì hiện tại, saisen lại đang thực hiện một bước chuyển mình mới.

Hồi tháng 6, đền Shinto bắt đầu triển khai nhận đóng góp phi tiền mặt. “Tôi muốn bắt kịp với những thay đổi của xã hội. Số lượng người dùng hiện tại là một vài người một tháng nhưng nó rất phổ biến với người trẻ,” người trụ trì ngôi đền này nói.

Ở Shikoku, thậm chí ngôi đền Byodoji còn đang triển khai ba phương thức công đức qua di động từ thời điểm cuối năm 2018, bao gồm WeChat Pay, một phương thức thanh toán phổ biến ở Trung Quốc, để du khách nước ngoài cũng có thể công đức. Thế nhưng chỉ có khoảng 100 người Nhật Bản công đức qua phương thức phi tiền mặt mỗi năm. Là một nền kinh tế hiện đại song Nhật Bản lại nổi tiếng với nhiều giao dịch tiền mặt.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thái Sơn - CTV

Được quan tâm

Tin mới nhất
Cơ hội cho Hoa hậu Ý Nhi
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?