Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Đây là hình nền mặc định đầu tiên của iPhone, 'bí ẩn' đằng sau nó sẽ khiến bạn bất ngờ

Bức hình mà bạn đang thấy bên dưới có tên là Blue Marble. Nó từng là hình ảnh chính xác và có độ phân giải cao nhất của Trái đất.

Trên tất cả, tấm hình Blue Marble này cực kì nổi tiếng bởi nó đã được chọn làm hình nền mặc định đầu tiên trên iPhone. Thế nhưng, có rất nhiều “bí ẩn” đằng sau tấm hình này mà có thể bạn chưa biết.

Không giống như tấm ảnh chụp toàn bộ Trái đất có được từ chuyển bay Apollo 17, thực tế Blue Marble của NASA không phải là ảnh thật. Thay vào đó, nọ được dựng lên từ rất nhiều hình ảnh khác và tác giả đứng đằng sau nó là Robert Simmon.

Hình nền Trái đất quen thuộc với không ít người dùng iPhone.

Chia sẻ về hình ảnh do chính mình tạo ra, Simmon cho biết, “Một trong những bất ngờ lớn nhất trong đời tôi là khi mở chiếc iPhone mới tinh, nhìn xuống màn hình và thấy hình ảnh mà chính tôi thực hiện. Apple đã chọn NASA Blue Marble làm hình ảnh chào mừng và ảnh đại diện trên iPhone, tôi không hề biết trước điều này.”

Simmon đã tạo ra hình ảnh này bằng cách sử dụng một bản đồ Trái đất có độ phân giải 43.200 x 21.600 pixel của Reto Stöckli. Thú vị hơn, bản đồ này được Stöckli tạo lên từ khoảng 10.000 hình ảnh vệ tinh có dung lượng 300 MB được chụp bởi vệ tinh Terra trong suốt 100 ngày. (Thời đó, Terra là vệ sinh theo dõi Trái đất mới nhất của NASA). Stöckli đã loại bỏ toàn bộ các hình ảnh mây để bản đồ rõ nét nhất có thể. Sau đó, Simmon thêm thắt một số chi tiết “để Trái đất chân thực hơn hoặc ít nhất đó là những gì tôi nghĩ Trái đất trông như thế, tôi phải làm khá việc.”

Simmon sử dụng dữ liệu mức độ diệp lục trên đại dương của NASA để “tô màu” nước tương ứng. Cùng lúc đó, ông sử dụng các dữ liệu về băng để tạo lên hình ảnh như bên trên. Sau đó, Simmon dùng “bản đồ mây được ghép lại với nhau từ hơn 200 ảnh vệ tinh” cùng với đó là bản đồ địa thế để mô phỏng mức độ cao, thấp của lục địa. Có một số hình ảnh đám mây chỉ là giả bởi “có nhiều khoảng trống giữa quỹ đạo gần xích đạo và không có cách nào để lấp đầy chúng bằng dữ liệu thực tế.”

Sau khi hoàn thiện, Simmon đưa rất cả các hình ảnh mình tạo ra vào một phần mềm 3D có tên Electric Image để xử lý. Cuối cùng, Photoshop được tận dụng cho khâu hoàn thiện cuối cùng và công việc kết hợp này mất nhiều giờ đồng hồ. Kết quả là một hình ảnh đẹp nhưng cũng là một “lời nói dối ngọt ngào.”

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất