Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Công nghệ phát triển chứng kiến cuộc lật đổ thú vị trên thị trường TV Việt Nam

Như nhiều sản phẩm công nghệ khác, thị trường TV trong vài năm qua cũng chứng kiến nhiều công nghệ mới và những cuộc đổi ngôi thú vị.

Sự vượt lên của TV QLED

Công nghệ TV cũng có rất nhiều bước tiến trong vài năm trở lại đây.

Vì TV không phải là một món đồ người dùng thường có tâm lý nâng cấp trong thời gian ngắn, khi so sánh với hình ảnh một chiếc smartphone chẳng hạn, có thể bạn sẽ không quá để ý đến những thay đổi về công nghệ đang diễn ra trong ngành công nghiệp này. Song trong vài năm trở lại đây, một công nghệ màn hình có tên gọi QLED đã bất ngờ vượt lên về mặt doanh số so với màn hình OLED nhờ những điểm nổi trội về công nghệ của mình.

Theo một thống kê của công ty nghiên cứu thị trường GfK, tại Việt Nam, số lượng TV có màn hình QLED bán ra trong quý II năm nay cao gấp 5 lần số lượng TV sử dụng màn hình OLED. Thành tích ấn tượng này của công nghệ màn hình TV mới giúp Samsung tiếp tục duy trì được vị thế dẫn đầu của mình trên thị trường TV suốt 13 năm qua.

TV QLED vẫn sử dụng tấm đèn nền LED, tuy nhiên các dòng QLED khác biệt nhờ lớp nền chấm lượng tử ở phía trên. Đây là công nghệ màn hình chấm lượng tử thế hệ thứ tư của Samsung, trước đây còn có tên gọi TV SUHD.

Tại sự kiện CES 2017, Samsung đã thay đổi thương hiệu cho tất cả các dòng TV “SUHD” của mình thành “QLED”. Vào tháng 4 cùng năm, ông lớn công nghệ Hàn Quốc này cũng tiến hành thành lập QLED Alliance (Liên minh QLED) với Hisense và TCL để sản xuất những chiếc TV có công nghệ chấm lượng tử trên thị trường.

Sức mạnh đến từ lớp chấm nền chấm lượng tử

Tận dụng điểm mạnh truyền thống của màn hình LCD nhưng lại có thêm sức mạnh của lớp chấm lượng tử, TV QLED ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình.

Một trong những lợi thế lớn nhất của màn hình QLED là khả năng cho ra đời màu sắc hiển thị rực rỡ và chính xác. Các chấm lượng tử theo đó có thể sinh ra ánh sáng tuỳ thuộc vào kích thước của chúng. Nhờ đặc điểm này, từng điểm ảnh có thể sinh ra các màu sắc khác nhau để đảm bảo hình ảnh hiển thị là trung thực nhất.

Bên cạnh đó, QLED hiểu một cách kĩ thuật cũng là một màn hình LCD với đèn nền LED. Nhờ đặc điểm về mặt kĩ thuật mang tính chất truyền thống này, màn hình QLED có độ sáng tối đa cao hơn so với màn hình OLED. Nhờ thế, người dùng có thể nhìn nhận hình ảnh tốt hơn ngay cả dưới điều kiện ánh sáng môi trường mạnh.

Công nghệ chấm lượng tử cũng giúp nhà sản xuất có thể cho ra đời những tấm nền màn hình lớn, mỏng và có độ linh hoạt cao. Bên cạnh đó, quan trọng hơn hết là công nghệ màn hình này có tuổi đời cao hơn so với màn hình OLED. Cụ thể, theo một số nghiên cứu, trên màn hình OLED truyền thống, các điểm màu xanh dương thường nhanh hỏng hơn so với điểm màu đỏ và xanh lá. Đây chính là lý do hiện tượng lưu ảnh xuất hiện. Màn hình OLED cũng có thể sẽ hỏng khi tiếp xúc với nước. Trong khi đó, màn hình QLED có độ bền cao hơn do mang trên mình những đặc điểm của màn hình LCD truyền thống. Song về mặt lý thuyết, màn hình QLED lại tiết kiệm điện tiêu thụ hơn tới 20% so với TV LCD truyền thống.

Rõ ràng, với rất nhiều lợi ích, không phải ngẫu nhiên mà màn hình QLED lại có thể lật đổ được màn hình OLED trong cuộc đua công nghệ hiển thị màn hình.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

tag-icon

TV

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc