Công Nghệ

Cách để nhận biết lừa đảo đa cấp với tiền ảo mà ai cũng phải nắm rõ

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Sau nhiều vụ việc lừa đảo tiền ảo được bóc phốt gần đây, nhiều chuyên gia đã nhanh chóng nhận ra sự tương đồng giữa chủ đầu đầu tư tiền ảo và mô hình Ponzi hay còn gọi lừa đảo đa cấp.

Mô hình Ponzi (đa cấp) là mô hình lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin bằng cách hứa hẹn với họ khoảng lợi nhuận khổng từ số tiền “đầu tư” (thực chất là cho vay) vào dự án. Thay vì dùng số tiền đầu tư này để kinh doanh sinh lời rồi trả cho các nhà đầu tư, những chủ đầu tư lừa đảo này sẽ sử dụng số tiền kiếm được từ nhà đầu tư mới trả cho nhà đầu tư cũ. Nói chính xác thì chẳng có hoạt động đầu tư hay kinh doanh nào diễn ra ngoại trừ hình thức vay tiền của người này để trả cho người khác.

Mô hình Ponzi (đa cấp) là mô hình lừa đảo rất phổ biến dưới vỏ bọc phát hành tiền kỹ thuật số.

Để một mô hình Ponzi hoạt động thành công, dự án lừa đảo này phải tìm được nguồn tiền mới liên tục. Nếu không, dòng tiền sẽ bị gián đoạn và những chủ đầu tư này sẽ mất khả năng chi trả. Tuy nhiên, dù dự án này có hoạt động mạnh mẽ đến đâu thì đến một lúc nào đó nguồn tiền cũng bị cạn kiệt, lúc này chủ dự án sẽ nhanh chóng cao chạy xa bay hoặc tuyên bố không còn khả năng chi trả.

Trong thực tế, có một vài loại tiền ảo được quản lý theo cơ chế đồng thuận tập trung và điều hành bởi một hay một vài cá nhân - đây chính là mô hình Ponzi. Các chủ đầu tư hoạt động theo mô hình này thường mời gọi con mồi bằng những khoản lời siêu khủng sau khi đầu tư vào dự án.

BitConnect là một trong những sàn giao dịch tiền ảo hoạt động theo mô hình đa cấp, đã khiến cho không ít người rơi vào cảnh tay trắng.

Ví dụ điển hình gần đây nhất có thể kể đến là sàn tiền ảo BitConnect, Hextracoin,… Những chủ đầu tư này đã từng hứa hẹn với người tham gia khoản lời lên đến 40% mỗi tháng, cam kết lợi nhuận tối thiểu 1%/ngày. Tuy nhiên, không lâu sau khi hoạt động các sàn tiền ảo này đều đóng cửa mọi giao dịch và những nhà đầu tư đã phải chấp nhận khoản thiệt hại khổng lồ. Theo đó, hàng tỷ USD của các nhà đầu tư trên thế giới, trong đó có khoảng 50.000 người đầu tư đến từ Việt Nam đều đã “không cánh mà bay”.

Lợi dụng bản chất của các đồng tiền kỹ thuật số là không định danh được, cho nên những kẻ lừa đảo thường chọn cách phát hành tiền ảo để dụ dỗ con mồi. Đến khi đổ vỡ, bọn chúng chỉ cần chuồn với tiền kiếm chác được và chính quyền cũng khó mà lần ra.

Từ ngày 1/1/2018, Việt Nam đã ban hành luật cấm cung ứng, sử dụng tiền ảo.

Lo ngại tiền ảo dễ dàng trở thành công cụ cho các tội phạm rửa tiền, mua bán ma túy, trốn thuế… Đã có nhiều quốc gia nghiêm cấm việc phát hành, cung ứng và sử dụng các loại tiền ảo, trong đó có Việt Nam. Để bảo vệ chính mình trước những rủi ro lừa đảo kể trên, đây là những dấu hiệu nhận biết lừa đảo đa cấp mà bạn cần nên biết:

1. Lợi tức cố định: Không hề có chủ đầu tư hoặc thương nhân nào đó dự đoán trúng 100% thị trường, cho dù họ có chuyên nghiệp đến đâu. Do đó, hứa hẹn một khoản lợi tức cố định là dấu hiệu lừa đảo dễ nhận thấy nhất.

2. Sinh lời cao: Trông chờ một khoản sinh lời cao hơn nhiều so với lãi ngân hàng là điều không thực tế. Bên cạnh đó, mức lợi nhuận càng khủng, rủi ro đi kèm cũng sẽ càng cao.

3. Tỏ ra thần bí: Thông thường, những kẻ lừa đảo dạng này luôn tự nhận bản thân có phương pháp kinh doanh siêu lợi nhưng không thể chia sẻ với bất cứ ai vì có thể lọt vào tai đối thủ. Bên cạnh đó, họ thường thuyết phục người khác tham gia bằng cách sử dụng những chiêu trò hào nhoáng để đánh vào lòng tham như lái xe sang, thường xuyên tổ chức hội thảo sang trọng, mời nghệ sĩ nổi tiếng tham gia,…

Nói tóm lại, lời khuyên tốt nhất cho mọi người hiên nay là không nên tham gia vào các giao dịch liên quan đến tiền ảo bởi nó tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Bên cạnh đó, những đồng tiền số vẫn chưa phải là một tài sản được pháp luật thừa nhận tại Việt Nam.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất