Công Nghệ

Các chuỗi bán lẻ di động 'căng mình' đẩy mạnh bán hàng online giữa bão COVID-19

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Ở thời điểm hiện tại, nhóm các cửa hàng di động, công nghệ không nằm trong nhóm thiết yếu được hoạt động trong mùa dịch.

Thúc đẩy bán hàng trực tuyến trong mùa dịch

Hôm 27/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị 15 về việc thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19.

Trong chỉ thị này nhắc đến việc tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, bao gồm: Siêu thị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ); Trung tâm thương mại (gồm siêu thị tổng hợp như trên, văn phòng cho thuê, bệnh viện); Chợ dân sinh (gồm các gian hàng lương thực, thực phẩm, rau hoa quả, đồ khô); Các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini (trừ dịch vụ ăn uống tại chỗ); Các cửa hàng tạp hóa kinh doanh hoa, quả, trái cây; Chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm, thuốc chữa bệnh; Dịch vụ khám chữa bệnh; Dịch vụ ngân hàng; cửa hàng kinh doanh xăng, dầu, gas, khí đốt.

Điều này đồng nghĩa với việc các chuỗi cửa hàng kinh doanh các thiết bị công nghệ sẽ phải tạm dừng hoạt động. Cũng chính vì lý do này, nhiều chuỗi cửa hàng lớn đang đẩy mạnh quảng bá dịch vụ mua hàng trực tuyến.

Một chuỗi phân phối các sản phẩm công nghệ lớn hiện tại đang đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến với nhiều hỗ trợ cho khách hàng, ví dụ như mang nhiều mẫu mã đến để người dùng lựa chọn, không mua không sao hoặc mang cả máy cà thẻ tới nếu người dùng muốn thanh toán không tiền mặt. Đáng chú ý, chuỗi này cũng nhấn mạnh người giao hàng sẽ luôn đeo khẩu trang để đảm bảo vệ sinh.

Bên cạnh đó, các chuỗi phân phối lớn còn áp dụng nhiều hình thức giảm giá cho người dùng khi mua trực tuyến để kích cầu trong giai đoạn khó khăn này.

Người dùng Việt Nam chưa quen mua thiết bị công nghệ trực tuyến

Giao hàng miễn phí, tặng quà khủng, giao hàng siêu tốc… các chuỗi bán lẻ di động dường như đang làm mọi cách để thúc đẩy người dùng mua sắm trực tuyến.

Mặc dù thương mại điện tử khá phát triển ở Việt Nam trong vài năm gần đây, hành vi người dùng vẫn chưa quen việc mua trực tuyến các sản phẩm công nghệ giá trị lớn, cụ thể là điện thoại thông minh. “Điều này xuất phát từ tâm lý muốn trải nghiệm thiết bị trước khi ra quyết định mua, nhất là với dòng sản phẩm cao cấp,” anh Thắng, chủ một cửa hàng di động trên phố Thái Hà (Hà Nội), nói.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường GfK, từ tháng 8/2019 đến tháng 1/2020, thị trường Việt Nam chỉ tiêu thụ từ 170.000 máy đến 226.000 máy điện thoại mỗi tháng qua kênh trực tuyến. Trong khi đó, con số này trên kênh truyền thống (cửa hàng, trực tiếp) có thể dao động trong khoảng từ 800.000 máy đến 1,4 triệu máy.

Thực tế này đặt ra thách thức cho các chuỗi bán lẻ di động trong bối cảnh chưa thể mở lại cửa hàng di dịch bệnh.

Theo thống kê của Strategy Analytics, số lượng smartphone bán ra trên toàn cầu trong tháng 2 năm nay đã giảm tới 38% so với cùng kì năm trước, mức giảm lớn nhất trong lịch sử, vì những tác động tiêu cực của COVID-19.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất