iPhone là một cỗ máy cực kì phức tạp. Mỗi chiếc điện thoại của Apple đều có rất nhiều loại kim loại, trong đó bao gồm titanium, sắt và vàng. Trong đó, kim loại chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhôm - chất liệu cấu thành lên vỏ ngoài của hầu hết iPhone.
Cụ thể, nhôm chiếm tỷ trọng khoảng 24% của một chiếc iPhone, theo sau bởi sắt với con số 14%, theo một phân tích từ Motherboard. Đồng và coban trong khi đó lần lượt chiếm tỷ trọng 6% và 5%. Có thể bạn chưa biết nhôm là một trong những kim loại có nhiều nhất trên thế giới mặc dù nó không tồn tại ở dạng tinh khiết trong tự nhiên. Thay vào đó, nhôm được sản xuất bằng cách tinh chế quặng bô-xit. Canada hiện là nhà xuất khẩu nhôm lớn nhất tới Mỹ trong khi đó Trung Quốc là nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới.
Các nguyên tố đất hiếm khác là yttrium hay europium cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành một chiếc iPhone bởi chúng được cấu thành bên trong viên pin cũng như giúp điện thoại có thể rung khi người dùng nhận tin nhắn và tạo ra màu sắc cho màn hình, bên cạnh nhiều ứng dụng khác. Mặc dù chúng chỉ chiếm một tỷ trọng siêu nhỏ bé trong điện thoại, thế nhưng những nguyên tố này vẫn biến khai thác nguyên tố đất hiếm thành một ngành công nghiệp lớn.
Dù vậy, nhu cầu bùng nổ cho các nguyên tố trên có thể khiến môi trường phải trả giá. Quặng, hay đá, từ chúng có các chất phóng xạ và carcinogens có thể rò rỉ vào nguồn nước, phá huỷ rừng và đất nông nghiệp xung quanh khu vực khai thác, theo The Guardian. Cùng lúc, những người thợ khai thác cũng có thể phải chịu những tác động tiêu cực đến sức khoẻ, bao gồm cả bệnh ung thư và nhiều bệnh khác. Quartz cho biết Apple đang tìm các giải pháp thay thế nguyên tố đất hiếm khai thác để sử dụng trong iPhone, thay thế chúng bằng cách vật liệu tái chế.